Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo
Lượt xem: 51

Đây là Thông tư số 16/2024/TT-BGDĐT ngày 20/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư này quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, bao gồm: Phạm vi các việc giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp; thời hạn giám định tư pháp; giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, Hội đồng giám định tư pháp; việc cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp; quy trình thực hiện giám định tư pháp; hồ sơ và lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp. Thông tư được áp dụng đối với giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc và cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Theo đó:

Phạm vi các việc giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, bao gồm: giám định tư pháp về chương trình, nội dung giáo dục; về sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu giảng dạy; về thi, kiểm tra, tuyn sinh, đào tạo và văn bng, chứng chỉ; về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; về quản lý người học; về bảo đảm chất lượng giáo dục; về kiểm định chất lượng giáo dục và các nội dung chuyên môn khác thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo quy định của pháp luật.

Quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp

Quy chuẩn chuyên môn được áp dụng cho hoạt động giám định trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo là quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về các loại việc được quy định tại Điều 3 Thông tư này và văn bản khác có liên quan của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.

Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo thực hiện theo quy định tại Điều 26a Luật Giám định tư pháp năm 2012, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2020 (sau đây gọi chung là Luật Giám định tư pháp).

Thời hạn giám định tối đa là 03 tháng đối với vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc 01 loại việc quy định tại Điều 3 Thông tư này.

Thời hạn giám định tối đa là 04 tháng đối với:

Vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc 01 loại việc quy định tại Điều 3 Thông tư này và có tính chất phức tạp hoặc có liên quan đến nhiu tổ chức, cá nhân;

Vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc từ 02 loại việc trở lên quy định tại Điều 3 Thông tư này.

Thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa của từng trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, do cơ quan trưng cầu giám định quyết định bằng văn bản theo đề nghị của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm; bổ nhiệm, cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp; miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp được xem xét bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp thực hiện như sau:

Có trình độ đại học trở lên về ngành đào tạo phù hợp với chức danh hoặc vị trí việc làm;

Có thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên tính từ ngày được tuyn dụng hoặc tiếp nhận làm việc, phù hợp với phạm vi các việc giám định tư pháp quy định tại Điều 3 Thông tư này.

Bổ nhiệm, cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp

Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Luật Giám định tư pháp;

Việc bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện như sau: Thủ trưởng đơn vị chuyên môn thuộc Bộ đề xuất người của đơn vị mình có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, gửi danh sách kèm theo thông tin nhân sự đến Vụ Pháp chế để lựa chọn, đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BTP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.

Miễn nhiệm, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp; thu hồi thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Giám định tư pháp;

Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Giám định tư pháp;

Việc miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp tại Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện như sau: Thủ trưởng đơn vị chuyên môn thuộc Bộ lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp thuộc phạm vi được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp theo quy định, gửi về Vụ Pháp chế đ rà soát, đề nghị Bộ trưởng xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp.

 Lựa chọn, công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp được xem xét lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Tổ chức có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Giám định tư pháp, Điều 8 Thông tư này được lựa chọn làm tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo

Căn cứ yêu cầu giám định thực tế của hoạt động tố tụng, Thủ trưởng đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều này, lập hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc; Vụ trưởng Vụ Pháp chế lựa chọn đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này, đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định của tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Giám định tư pháp.

Có trang thiết bị bảo quản, lưu giữ đối tượng, hồ sơ, tài liệu giám định và trang thiết bị khác đáp ứng yêu cầu thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp và pháp luật khác có liên quan.

Trách nhiệm thi hành

Các sở giáo dục và đào tạo căn cứ quy định của Luật Giám định tư pháp, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giám định tư pháp, quy định của Thông tư này và các văn bản có liên quan đ tham mưu cho y ban nhân dân tnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo ở địa phương.

Thông tư số 16/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/01/2025./.

Tải về

Trần Lan Hương
Tin khác
1 2 3 4 5