Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 140/NQ-CP) và Kế hoạch số 04-KH/TU ngày 07/7/2025 của Tỉnh uỷ Lào Cai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lào Cai ban hành kế hoạch số 04 -KH-UBND ngày 11/7/2025 triển khai thực hiện:
Mục đích nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND các xã, phường (sau đây gọi là UBND cấp xã), nhất là người đứng đầu các sở, ban, ngành, UBND cấp xã về tầm quan trọng của công tác xây dựng và thi hành pháp luật là “đột phá của đột phá” trong hoàn thiện thể chế phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thường xuyên của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Xây dựng và tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật sát với thực tiễn, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, bám sát thực tiễn. Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, tập trung xây dựng văn hoá tuân thủ pháp luật, bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật.
Yêu cầu kịp thời cụ thể hoá các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 66-NQ/TW; Nghị quyết số 140/NQ-CP và Kế hoạch số 04-KH/TU. Xác định nhiệm vụ cụ thể, phân công trách nhiệm, tiến độ, lộ trình triển khai thực hiện phù hợp tình hình thực tiễn của tỉnh, bảo đảm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch; bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động liên tục, thông suốt của các cơ quan sau sắp xếp tổ chức bộ máy. Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của các cấp, các ngành, địa phương trong công tác xây dựng và tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, tập trung xây dựng văn hoá tuân thủ pháp luật, bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật.
Mục tiêu chung phấn đấu xây dựng hệ thống pháp luật địa phương đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch và khả thi, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và cải cách hành chính trong tình hình mới. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý cho tổ chức, hoạt động hiệu quả của các cơ quan hành chính nhà nước sau sắp xếp đơn vị hành chính và kiện toàn tổ chức bộ máy. Qua đó, góp phần thúc đẩy môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, giải phóng nguồn lực, khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo trong Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Trong đó hết năm 2025, cơ bản hoàn thành việc rà soát, tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh, đặc biệt là những vướng mắc ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy, đầu tư công và thu hút đầu tư. Đến năm 2027, hoàn thành việc bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật Trung ương và phù hợp với mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Đến năm 2030, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật địa phương về đầu tư, kinh doanh, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), phấn đấu đưa Lào Cai thuộc nhóm khá của cả nước về môi trường đầu tư. Hướng đến năm 2045, phấn đấu có hệ thống pháp luật chất lượng cao, tiệm cận chuẩn mực quản trị quốc gia tiên tiến, phù hợp với thực tiễn địa phương; cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật bảo đảm nghiêm minh, hiệu quả, tạo lập văn hóa pháp quyền, góp phần xây dựng xã hội kỷ cương, công bằng, dân chủ, văn minh. Bộ máy chính quyền địa phương được tổ chức tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong quản lý điều hành và cung cấp dịch vụ công; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển trong giai đoạn mới. Phấn đấu đến năm 2045, là tỉnh phát triển nhanh, bền vững, giàu bản sắc văn hóa, có chất lượng sống cao, là điểm sáng về quản trị nhà nước hiện đại trong khu vực.
Mục tiêu cụ thể định kỳ và thường xuyên hằng năm (1) Về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Phấn đấu >95% văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Phấn đấu 100% văn bản ban hành bảo đảm trình tự, thủ tục theo quy định. Phấn đấu 100% văn bản được thường xuyên kiểm tra, rà soát khi có căn cứ phát sinh. - Phấn đấu 100% các văn bản quy phạm pháp luật cấp tỉnh ban hành phù hợp với thực tiễn và điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương.
Về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông qua hoàn thiện thể chế. Định kỳ tổ chức đối thoại hàng năm (≥1 lần/năm giữa chính quyền với doanh nghiệp về chính sách, pháp luật và thực hiện đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với việc thi hành pháp luật hằng năm và công khai kết quả. Công khai 100% quy hoạch, dự án, thủ tục đầu tư, đấu thầu qua Cổng thông tin điện tử tỉnh.
Về thi hành pháp luật và kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm. Tổ chức tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền 100% văn bản quy phạm pháp luật do HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và HĐND, UBND cấp xã ban hành. Kip thời phát hiện và xử lý 100% văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. Các kiến nghị, phản ánh về văn bản quy phạm pháp luật của cán bộ, đảng viên và Nhân dân được thực hiện trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp.
Về nâng cao nhận thức pháp luật trong Nhân dân. Phấn đấu tỷ lệ thông tin công khai kịp thời, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định pháp luật về tiếp cận thông tin từ 90% trở lên. 100% các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành được cập nhật, đăng tải trên cổng thông tin điện tử tỉnh và trang cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. 100% các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND cấp xã ban hành được cập nhật, đăng tải Trang Thông tin điện tử cấp xã.
Về đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật. Kiện toàn, sắp xếp đủ đội ngũ pháp chế các sở, ban, ngành đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. 100% công chức tư pháp, người có vị trí việc làm về lĩnh vực pháp luật được tham gia bồi dưỡng định kỳ bảo đảm tiêu chuẩn theo vị trí.
Theo từng giai đoạn (2025-2045) đến hết năm 2025
Về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật phấn đấu hoàn thành 100% việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của tỉnh. Kịp thời kiến nghị bãi bỏ hoặc sửa đổi các quy định không còn phù hợp. Về thi hành pháp luật và kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm Triển khai tới 100% cán bộ, đảng viên và Nhân dân thực hiện kiến nghị, phản ánh về văn bản quy phạm pháp luật trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp. Về chuyển đổi số và hiện đại hóa quản trị pháp luật 100% cơ quan hành chính nhà nước sử dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành điện tử.
Đến hết năm 2026 về thi hành pháp luật và kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm Xây dựng và thực hiện phần mềm cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh. Về chuyển đổi số và hiện đại hóa quản trị pháp luật Tích hợp 100% dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Về nâng cao nhận thức pháp luật Đưa hoạt động đánh giá hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật vào tiêu chí thi đua của cấp ủy, chính quyền các cấp.
Đến hết năm 2027 về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Hoàn thiện đồng bộ văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND, UBND các cấp; Chủ tịch UBND tỉnh phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu quả; được chuẩn hóa, phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và có tính ổn định, dễ tiếp cận. Về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông qua hoàn thiện thể chế , hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư minh bạch, thôngthoáng. Có giải pháp, cơ chế phù hợp để tổ chức tư vấn pháp luật định kỳ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đến hết năm 2030 về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật: Phấn đấu đưa chỉ số cải cách thể chế của tỉnh thuộc nhóm 15 tỉnh dẫn đầu trong cả nước. Về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông qua hoàn thiện thể chế: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư minh bạch, thông thoáng. Có giải pháp, cơ chế đặc thù, thúc đẩy mạnh hoạt động tư vấn pháp luật định kỳ cho doanh nghiệp nhỏ vàvừa. Về chuyển đổi số và hiện đại hóa quản trị pháp luật. Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số tương đối đồng bộ trong xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý.
Về thi hành pháp luật và kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm Xây dựng và triển khai phần mềm thống kê theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên phạm vi toàn tỉnh. Về nâng cao nhận thức pháp luật trong Nhân dân. 100% xã, phường có tủ sách pháp luật điện tử; 100% cán bộ cơ sở được tập huấn kiến thức pháp luật định kỳ. 100% các chính sách, pháp luật mới do Trung ương và địa phương ban hành được tuyên truyền, phổ biến tới Nhân dân.
Đến hết năm 2045 về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật: Phấn đấu đưa chỉ số cải cách thể chế của tỉnh thuộc nhóm 10 tỉnh dẫn đầu trong cả nước. Về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông qua hoàn thiện thể chế: Có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Về chuyển đổi số và hiện đại hóa quản trị pháp luật: Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số đồng bộ trong xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, sử dụng công nghệ AI trong quản trị, hỗ trợ dự báo, thẩm định văn bản.
Nhiệm vụ hoàn thành trong năm 2025 tổng rà soát toàn bộ hệ thống nghị quyết, cơ chế, chính sách đã ban hành; trên cơ sở đó, kịp thời tham mưu sửa đổi, bổ sung hoặc tiếp tục thực hiện, ban hành mới các văn bản theo thẩm quyền, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp với thực tiễn để tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm bộ máy đi vào hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả (các lĩnh vực như: phân cấp quản lý ngân sách - tài chính, đầu tư công, đất đai, một số chính sách đặc thù cho địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểusố…).
Khẩn trương rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật đáp ứng yêu cầu thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, gắn với phân cấp, phân quyền tối đa theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” và việc cơ cấu lại không gian phát triển mới của tỉnh. Triển khai tới 100% cán bộ, đảng viên và Nhân dân thực hiện kiến nghị, phản ánh về văn bản quy phạm pháp luật trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp. Thực hiện 100% các sở, ban, ngành, địa phương sử dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành điện tử./.