Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Những quy định chung của Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
Lượt xem: 69

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo  quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Để tìm hiểu về nội dung này Ban biên tập Trang thông tin về PBGDPL giới thiệu đến các quý vị một số quy định chung về nội dung này. 

Quy định về Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định như thế nào? Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo và không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau có quyền bình đẳng trước pháp luật không?

Câu 1. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định như thế nào?

Điều 24. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định:

“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Câu 2. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo và không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau có quyền bình đẳng trước pháp luật không?

Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp hiện hành và Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định: Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do lựa chọn việc theo hoặc không theo, thay đổi hoặc từ bỏ một tôn giáo. Không ai được ép buộc, cản trở việc lựa chọn tôn giáo của công dân.

Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo và không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau đều có quyền bình đẳng trước pháp luật, được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ công dân. Mọi hành vi phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo đều được coi là vi phạm pháp luật và bị pháp luật nghiêm cấm.

Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau, không được phân biệt, đối xử, kỳ thị, xúc phạm nhau, xúc phạm tổ chức tôn giáo khác làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ban Biên tập
Tin khác
1 2 3 4 5  ...