Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật”
Lượt xem: 197

Đây là nội dung Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 05/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu của Đề án là ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh về quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp trong hệ thống pháp luật trên cơ sở xây dựng, vận hành hiệu quả Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật, từ đó góp phần đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị và nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận. Thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, tổ chức, cơ quan phản ánh, kiến nghị kịp thời, nhanh chóng và giám sát quá trình tiếp nhận, xử lý các quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp.Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp và năng lực phản ứng chính sách của cơ quan, người có thẩm quyền; tăng cường hiệu quả hoạt động rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật trong giai đoạn hiện nay.

Đề án được xây dựng trên cơ sở bám sát và cụ thể hóa chủ trương của Đảng tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt về tổ chức, cách thức, thẩm quyền, trách nhiệm rà soát và xử lý văn bản sau rà soát đã được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 ngày 01 năm 2020 và Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2024). Hình thành kênh “giao tiếp” thường xuyên, liên tục giữa Nhà nước với các cá nhân, tổ chức, cơ quan trong xã hội; tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, đồng thời lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm và Nhà nước “lắng nghe” người dân, doanh nghiệp để kịp thời phản ứng chính sách, nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tạo sự thay đổi từ nhận thức đến hành động trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh về quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo; không còn phù hợp trong hệ thống pháp luật từ trung ương đến địa phương thông qua việc ứng dụng công nghệ, giúp hoạt động hiệu quả, giảm thiểu chi phí, công sức thực hiện, đồng thời hỗ trợ việc theo dõi, đôn đốc, đánh giá và quản lý dựa trên kết quả.

Đề án được thực hiện từ tháng 02 năm 2025. Với 03 nhiệm vụ chính: (i) Đánh giá khách quan, đầy đủ thực trạng tiếp nhận, xử lý thông tin do cá nhân, tổ chức, cơ quan phản ánh, kiến nghị về quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp. (ii) Nâng cao chất lượng, hiệu quả tiếp nhận, xử lý thông tin về quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp trong hệ thống pháp luật thông qua việc tự động hoá tối đa các khâu: Tiếp nhận, phân loại, chuyển phản ánh, kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền xử lý; công khai, chia sẻ kết quả trả lời; theo dõi, đánh giá hiệu quả xử lý; thống kê, tổng hợp và báo cáo. (iii) Xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật tích hợp với thông tin, dữ liệu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, ứng dụng định danh quốc gia, Cổng Dịch vụ công quốc gia để giảm thiểu chi phí xã hội, rút ngắn thời gian, tăng tính xác thực và nâng cao hiệu quả hoạt động rà soát văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, phản ứng chính sách.

10 nhóm giải pháp được tập trung triển khai theo Đề án gồm: (i) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản hành chính để chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phối hợp triển khai Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật; ban hành Quyết định quy định Quy chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật. (ii) Chuẩn hóa cấu trúc dữ liệu và ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật. (iii) Công bố và chính thức tổ chức vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật. (iv) Thường xuyên nghiên cứu, đánh giá, nâng cấp và phát triển Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật. (v) Thực hiện việc tiếp nhận và xử lý thông tin, phản ánh về quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp trên Hệ thống thông tin. (vi) Kiện toàn tổ chức, sắp xếp, bố trí công chức có chuyên môn phù hợp trong tổng số biên chế được giao của Bộ Tư pháp để thực hiện việc quản lý, vận hành, tiếp nhận, phân loại, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật. (vii) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác xây dựng và khai thác, sử dụng ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật. (viii) Thường xuyên tổ chức tọa đàm, hội thảo, diễn đàn để đánh giá, truyền thông về giá trị và cách thức khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin. (ix) Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình quản lý, vận hành và thực hiện việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị được gửi đến qua Hệ thống thông tin. (x) Nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin tiếp nhận, phân loại, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật

 Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan, kinh phí huy động tài trợ hợp pháp khác (nếu có). Hàng năm, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể và dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp chung trong dự toán ngân sách hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện Đề án; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật kết quả thực hiện Đề án. Xây dựng, triển khai Hệ thống thông tin; phối hợp với Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ tích hợp Hệ thống thông tin với Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID), Cổng Dịch vụ công quốc gia; theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức liên quan vận hành hiệu quả Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời phát hiện, xử lý các quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo những vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức tổng kết việc triển khai, thực hiện Đề án này vào tháng 12 năm 2026.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm: Khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật; bố trí điều kiện bảo đảm, nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ tại Đề án; kịp thời tổng hợp, gửi báo cáo theo đề nghị của Bộ Tư pháp về tình hình triển khai thực hiện Đề án để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định./.

Tải về

Đào Gia Hân
Tin khác
1 2 3 4 5  ...