Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035
Lượt xem: 89

Đây là nội dung Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 23/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Theo đó, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 cụ thể hóa lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (gọi tắt là Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tuần hoàn với các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, ngành, lĩnh vực ưu tiên để thực hiện kinh tế tuần hoàn trên phạm vi cả nước; là cơ sở để các bộ, ngành và địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kinh tế tuần hoàn phù hợp chức năng, nhiệm vụ, phạm vi và địa bàn quản lý được giao.

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch là hình thành hệ thống cơ cấu sản xuất, tiêu dùng bền vững, sử dụng hiệu quả giá trị tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa nguyên liệu, vật liệu đã qua sử dụng, hạn chế chất thải phát sinh và giảm tác động xấu đến môi trường; phát triển mạnh các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, kinh doanh; tạo động lực cho đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động; phát triển các thực hành tốt, tạo dựng văn hóa và lối sống xanh, thúc đẩy tạo việc làm xanh và phát triển chuỗi giá trị mới trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn. Đến năm 2030, phấn đấu đạt được các chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tài nguyên (đất, nước, khoáng sản) tương đương với các nước dẫn đầu ASEAN. Kéo dài thời gian sử dụng vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, các linh kiện, cấu kiện; hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Chú trọng, nâng cao khía cạnh kinh tế, gia tăng lợi ích, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và huy động nguồn lực trong thực hiện kinh tế tuần hoàn.  Mục tiêu đến năm 2035 hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn bao trùm gắn với đổi mới, sáng tạo, năng lực cạnh tranh cao, thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; Việt Nam trở thành một trong các trung tâm đổi mới sáng tạo, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm, dịch vụ và huy động vốn đầu tư cho kinh tế tuần hoàn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Góp phần thực hiện thành công mục tiêu, chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đến năm 2035 và các giai đoạn tiếp theo trong các Văn kiện của Đảng, chiến lược, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

04 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kinh tế tuần hoàn gồm: (i) Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và phát triển các thực hành tốt về thực hiện kinh tế tuần hoàn; (ii)  Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thực hiện kinh tế tuần hoàn; (iii) Hỗ trợ thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng; (iv) Tăng cường quản lý chất thải để thực hiện kinh tế tuần hoàn. Các ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035, bao gồm: Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản; Năng lượn; Khai thác khoáng sản và chế biến khoáng sản; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Hóa chất; Xây dựng; Giao thông vận tải; Dịch vụ và du lịch; Quản lý chất thải; Phát triển khu đô thị, khu dân cư tập trung; khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.

Nhiệm vụ, lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn đối với ngành, lĩnh vực ưu tiên, đặc thù; dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh; sản phẩm, vật liệu, chất thải và dịch vụ thực hiện kinh tế tuần hoàn: (i)  Nhiệm vụ, lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 đối với các ngành, lĩnh vực ưu tiên nêu trên được chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Kế hoạch. (ii) Danh mục các ngành, lĩnh vực đặc thù cần được hướng dẫn áp dụng kinh tế tuần hoàn bởi các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức có liên quan theo nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch hành động quốc gia này; các loại hình dự án đầu tư, cơ sở, sản xuất, kinh doanh tương ứng với các sản phẩm, vật liệu, chất thải và dịch vụ được khuyến khích áp dụng một hoặc nhiều biện pháp thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 được chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Kế hoạch.

Giai đoạn thực hiện kinh tế tuần hoàn đối với các ngành, lĩnh vực ưu tiên nêu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Kế hoạch hành động quốc gia này được áp dụng đến năm 2035. Ưu tiên thực hiện trước năm 2030 đối với lĩnh vực quản lý chất thải; các ngành, lĩnh vực khác đáp ứng một hoặc nhiều tiêu chí sau: phát sinh nhiều chất thải, có tác động lớn đến môi trường, phát thải khí nhà kính lớn; khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên, nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng; có tiềm năng tạo ra giá trị gia tăng cao và việc làm mới; bị ràng buộc thực hiện kinh tế tuần hoàn trong các hoạt động thương mại, đầu tư và quan hệ quốc tế. Khuyến khích các ngành, lĩnh vực ưu tiên, đặc thù; loại hình dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh; sản phẩm, vật liệu, chất thải và dịch vụ nêu tại Phụ lục II áp dụng các biện pháp, yêu cầu để thực hiện kinh tế tuần hoàn sớm hơn so với lộ trình của Kế hoạch hành động quốc gia này; khuyến khích các ngành, lĩnh vực; loại hình dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh; sản phẩm, vật liệu, chất thải và dịch vụ không được nêu tại Phụ lục II chủ động lựa chọn, áp dụng các biện pháp, yêu cầu để thực hiện kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý được giao báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, hoạt động được giao tại Kế hoạch hành động quốc gia này, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, sơ kết, tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai Kế hoạch hành động quốc gia.Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, khung hướng dẫn kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn của các ngành, lĩnh vực, địa phương. Xây dựng, ban hành khung hướng dẫn áp dụng, đánh giá việc thực hiện kinh tế tuần hoàn.Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về kinh tế tuần hoàn. Tổ chức thực hiện các chương trình, nhiệm vụ và hoạt động theo phân công tại Kế hoạch hành động quốc gia này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, ngành, lĩnh vực quản lý được giao.

 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, giáo dục, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn về kinh tế tuần hoàn trên địa bàn quản lý. Tổ chức xây dựng, ban hành kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn cấp tỉnh phù hợp với Kế hoạch hành động quốc gia này và địa bàn quản lý được giao. Theo dõi, cập nhật, đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia này theo địa bàn quản lý được giao. Nghiên cứu, xem xét phê duyệt, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và hoạt động theo phân công tại Kế hoạch hành động quốc gia này phù hợp với địa bàn quản lý được giao đảm bảo hiệu quả, khả thi. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định kinh phí thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ của Kế hoạch hành động quốc gia do địa phương quản lý từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác theo quy định./.

Tải về

Đào Minh Đức
Tin khác
1 2 3 4 5  ...