Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Một số quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng
Lượt xem: 151

Nghị định số  79/2023/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2023  của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng. Một số quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng như sau:

Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng, bao gồm: trình tự, thủ tục xác lập quyn đối với giống cây trồng; quyn đối với giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng; chuyển nhượng, chuyển giao quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ; đại diện quyền đối với giống cây trồng.

Đối tượng áp dụng:  Tổ chức, cá nhân Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nước ngoài là công dân quốc gia thành viên Hiệp hội quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (sau đây gọi là UPOV) hoặc nước có thỏa thuận quốc tế với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo hộ giống cây trồng; cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên lãnh thổ của quốc gia thành viên UPOV. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến bảo hộ giống cây trồng.

Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này

Nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thời gian trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:

Trường hợp nộp trực tiếp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ cho tổ chức, cá nhân;

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;

Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.

 Hồ sơ nộp qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 8 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

 Cách thức trả kết quả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

Danh mục giống cây trồng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 160 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 gồm giống cây trồng có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; giống cây trồng được công nhận lưu hành, công nhận lưu hành đặc cách, tự công bố lưu hành, công nhận chính thức; Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và danh mục giống cây trồng các quốc gia khác.

Đăng ký bảo hộ giống cây trồng

 Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng gồm các tài liệu:

Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại Mu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này. Từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai;

Tờ khai kỹ thuật

Trường hợp giống đăng ký thuộc loài cây trồng đã có Tài liệu khảo nghiệm DUS: Sử dụng Mu tờ khai kỹ thuật trong Tài liệu khảo nghiệm DUS đó;

Trường hợp giống đăng ký thuộc loài cây trồng chưa có Tài liệu khảo nghiệm DUS hoặc Tài liệu khảo nghiệm DUS chưa có thông tin về tờ khai kỹ thuật: Sử dụng tờ khai kỹ thuật theo quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này;

Bản chính hoặc bản sao có chứng thực văn bản ủy quyền đối với trường hợp nộp Đơn đăng ký thông qua Tổ chức dịch vụ đại diện quyền; nội dung của văn bản ủy quyền gồm: bên ủy quyền, bên được ủy quyền, phạm vi được ủy quyền, thời hạn ủy quyền;

 Ảnh chụp thể hiện 03 tính trạng đặc trưng của giống đăng ký: Tối thiểu 03 ảnh màu, kích cỡ tối thiểu 9 cm x 15 cm;

Bản sao có chứng thực Tài liệu chứng minh quyền đăng ký trường hợp người đăng ký được chuyển giao quyền đăng ký hoặc được thừa kế, kế thừa (Hợp đồng chuyển giao quyền đăng ký, văn bản thừa kế, kế thừa hoặc văn bản tương đương khác), Tài liệu chứng minh quốc tịch hoặc có thường trú hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh tại một nước thành viên UPOV;

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên nếu Đơn đăng ký có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo quy định tại khoản 1 Điều 167 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 gồm: bản sao các tài liệu về Đơn đăng ký đầu tiên được cơ quan bảo hộ giống cây trồng tại quốc gia nộp đơn đầu tiên xác nhận, mẫu hoặc bằng chứng xác nhận giống cây trồng ở hai đơn là một, bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên (nếu có). Các tài liệu chứng minh quyền ưu tiên này được cung cấp trong vòng 90 ngày kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ.

 Thẩm định hình thức là kiểm tra tính hợp lệ của Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Đơn đăng ký không hợp lệ về hình thức khi:

Thông tin trong các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này bị thiếu hoặc chưa phù hợp theo quy định tại các Điều 159, 163 và 164 Luật Sở hữu trí tuệ, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 65, 66 và 82 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022;

Tài liệu quy định tại các điểm c, đ và e khoản 1 Điều này không được dịch sang tiếng Việt khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu;

Tài liệu trong Đơn đăng ký bị tẩy xóa, rách nát hoặc mờ không đọc được;

Thiếu bản sao hợp lệ các tài liệu có liên quan;

Đơn đăng ký do người không có quyền nộp đơn nộp; trường hợp quyền đăng ký thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng không có sự đồng ý của tất cả các tổ chức, cá nhân đó.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hình thức Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng.

 Trường hợp Đơn đăng ký hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông báo chấp nhận đơn theo quy định tại Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này, trả kết quả cho người đăng ký, đăng tải thông báo trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong vòng 90 ngày kể từ ngày ban hành Thông báo.

Trường hợp Đơn đăng ký chưa hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo và nêu rõ lý do cho người đăng ký hoàn thiện. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hoàn thiện Đơn, người đăng ký phải khắc phục các thiếu sót và nộp về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và ban hành Thông báo chấp nhận đơn theo điểm a khoản 2 Điều này hoặc từ chối chấp nhận đơn và nêu rõ lý do.

Trường hợp Đơn đăng ký không hợp lệ hoặc người đăng ký không khắc phục các thiếu sót trong thời hạn yêu cầu được xác định là không có nhu cầu tiếp tục nộp Đơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông báo từ chối chấp nhận Đơn và nêu rõ lý do.

Trường hợp tài liệu quy định tại điểm c, đ và e khoản 1 Điều này phải được dịch ra tiếng Việt theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì bản dịch được chứng thực hoặc có xác nhận của tổ chức dịch vụ đại diện quyền đại diện cho người đăng ký đối với giống cây trồng.

Nộp mẫu giống, quản lý và sử dụng mẫu giống đăng ký bảo hộ

 Đối với giống cây trồng được khảo nghiệm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định này, người đăng ký nộp mẫu giống phục vụ khảo nghiệm DUS và mẫu lưu cho tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng tối thiểu 30 ngày trước thời vụ gieo trồng đầu tiên kể từ ngày ban hành Thông báo chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng đó.

 Đối với giống cây trồng nhân giống vô tính, giống cây trồng được thực hiện khảo nghiệm theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định này, người đăng ký tự lưu mẫu giống.

 Khối lượng (hoặc số lượng) và chất lượng mẫu giống gửi khảo nghiệm và lưu mẫu theo quy định tại Tài liệu khảo nghiệm DUS đối với loài cây trồng đó.

Người đăng ký hoặc chủ sở hữu giống cây trồng có trách nhiệm nộp mẫu giống được bảo hộ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu trong thời gian hưởng quyền tạm thời hoặc Bằng bảo hộ giống cây trồng còn hiệu lực. Mẫu giống phải đảm bảo chất lượng theo quy định tại khoản 3 Điều này, đúng với mẫu giống tại thời điểm nộp đơn đăng ký và mức độ biểu hiện của các tính trạng phù hợp với bản mô tả giống tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ trường hợp giống cây trồng đã được cấp Bằng bảo hộ.

Người đăng ký hoặc chủ sở hữu giống cây trồng có trách nhiệm lưu giữ mẫu giống trong thời hạn từ khi giống được hưởng quyền tạm thời đến khi chấm dứt hiệu lực của Bằng bảo hộ.

Việc sử dụng mẫu giống lưu phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đăng ký hoặc chủ sở hữu giống cây trồng trừ trường hợp để thực hiện: Khảo nghiệm DUS, kiểm nghiệm, hậu kiểm nhằm xác định tính đúng giống hoặc giải quyết tranh chấp, kiến nghị, khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo.

Cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng

Trường hợp giống đăng ký bảo hộ được thực hiện khảo nghiệm DUS theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định này, tổ chức, cá nhân thực hiện khảo nghiệm nộp bản chính Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS theo quy định tại Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định này đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm DUS.

Trường hợp sử dụng kết quả khảo nghiệm DUS theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận báo cáo khảo nghiệm DUS trực tiếp từ cơ quan bảo hộ giống cây trồng của quốc gia thành viên UPOV hoặc quốc gia hợp tác với Việt Nam về bảo hộ giống cây trồng.

Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS để cấp quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng được sử dụng trong việc cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng nếu tính khác biệt của giống đăng ký so với giống cây trồng được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ được đảm bảo.

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thẩm định nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 178 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

Trường hợp giống đăng ký đảm bảo tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định, đồng thời Đơn đăng ký bảo hộ đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 176 và điểm a khoản 1 Điều 178 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 09, Mẫu số 10 ban hành kèm theo Nghị định này; trả kết quả cho người đăng ký; công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định.

Trường hợp giống đăng ký không đảm bảo tính khác biệt hoặc tính đồng nhất hoặc tính ổn định hoặc đơn đăng ký không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 176 và điểm a khoản 1 Điều 178 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản về dự định từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng cho người đăng ký và nêu rõ lý do, ấn định thời hạn 30 ngày để người đăng ký khắc phục thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối. Qua thời hạn trên mà người đăng ký không có ý kiến phản đối dự định từ chối một cách xác đáng hoặc không khắc phục được các thiếu sót, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng. Trường hợp người đăng ký khắc phục được các thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối một cách xác đáng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại khoản 1 Điều này.  Bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ được cấp 01 bản.

Giống cây trồng có nguồn gốc chủ yếu từ giống cây trồng được bảo hộ

Các phương pháp tác động vào giống cây trồng được bảo hộ (giống ban đầu) để tạo ra giống cây trồng mới có những tính trạng khác biệt với giống cây trồng ban đầu (được gọi là giống cây trồng có nguồn gốc chủ yếu từ giống cây trồng được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 187 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009) bao gồm: Chuyển gen, chỉnh sửa gen, lai trở lại, chọn lọc biến dị tự nhiên hay nhân tạo hoặc biến dị soma, gây đột biến nhân tạo bằng phương pháp bất kỳ.

Nguyễn Lê
Tin khác
1 2 3 4 5  ...