Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Lượt xem: 737

Thời gian qua, công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và Nhân dân quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC đã có nhiều chuyển biến tích cực; phong trào toàn dân PCCC ngày càng rộng khắp. Tình hình cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra từng bước được kiềm chế, qua đó góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình cháy, nổ trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự và cuộc sống của Nhân dân. Theo thống kê, từ năm 2020 đến nay đã xảy ra 90 vụ cháy, làm chết 03 người, bị thương 07 người, thiệt hại tài sản ước tính khoảng 14 tỷ đồng; đáng chú ý, riêng từ đầu năm 2023 đến nay xảy ra 15 vụ cháy (tăng 10 vụ so với cùng kỳ năm 2022).

Để xảy ra tình trạng nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan, như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện của một số cấp ủy, chính quyền các cấp chưa quyết liệt, một số nhiệm vụ chậm triển khai, nhất là cấp xã; công tác tuyên truyền chưa thực sự hiệu quả, sâu rộng đến tận các hộ gia đình, cá nhân, nội dung tuyên truyền chưa cụ thể, dễ hiểu dẫn đến nhận thức trong việc chấp hành pháp luật về PCCC và kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn của người dân còn hạn chế; công tác kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH chưa quyết liệt trong phát hiện, xử lý vi phạm; việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chữa cháy, trang thiết bị, phương tiện chữa cháy tại chỗ chưa đáp ứng được yêu cầu...

Trong thời gian tới, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tác động của hiện tượng El Nino, tình hình thời tiết cả nước nói chung, địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng dự báo nắng nóng gay gắt kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ cháy cao. Bên cạnh đó, khách du lịch đến địa phương lớn, nhu cầu sử dụng điện trong mùa nắng nóng tăng cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ tại các cơ sở kinh doanh, hộ gia đình... Trong khi đó, còn nhiều hộ gia đình chưa có lối thoát nạn thứ 2; số hộ gia đình tự trang bị bình chữa cháy còn hạn chế..., trường hợp xảy ra cháy, nổ sẽ gây thiệt hại về người và tài sản rất khó lường.

Để tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh thời gian tới, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, bảo đảm an toàn về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Chỉ thị số 38-CT/TU ngày 24/7/2023 của Tỉnh ủy Lào Cai về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (viết tắt là PCCC và CNCH), Chỉ thị gồm 7 nội dung yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Tập trung quán triệt, thực hiện hiệu quả các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác PCCC và CNCH, trọng tâm là quán triệt thực hiện có hiệu quả Kết luận số 02-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 47- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC; Chỉ thị số 01/CT-TTg, ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới; Công điện số 441/CĐ-TTg, ngày 22/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; các văn bản của Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai các mặt công tác PCCC và CNCH. Người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các đon vị xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể để triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.

Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH bằng các hình thức, biện pháp phù hợp, gắn với phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, toàn dân tham gia PCCC và CNCH. Lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng phát thanh, truyền hình, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC và CNCH trên truyền hình, báo điện tử, tin nhắn SMS, mạng xã hội; tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh phường, xã, thị trấn, cụm dân cư, cơ sở giáo dục, trường học... Trong đó, đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC và CNCH tại địa bàn nông thôn, miền núi, khu vực có rừng...

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về PCCC và CNCH, chú trọng công tác PCCC trong đầu tư xây dựng. Rà soát, đánh giá các khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định pháp luật về PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh; kịp thời, thường xuyên báo cáo, đề xuất các cơ quan Trung ương điều chỉnh, hướng dẫn, tháo gỡ để bảo đảm kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa nhiệm vụ an toàn PCCC và CNCH với yêu cầu duy trì thông suốt các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thực hiện đồng thời quy hoạch về PCCC trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. Các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, chung cư, nhà cao tầng phải bảo đảm các điều kiện về giao thông, nguồn nước, lối thoát nạn, hệ thống kỹ thuật PCCC theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về PCCC, đặc biệt đối với các nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh karaoke, quán bar, vũ trường, nhà ở kết họp sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác PCCC rừng theo đúng quy định. Kịp thời phát hiện tồn tại về PCCC và CNCH để kiến nghị khắc phục, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật. Tổ chức điều tra, làm rõ nguyên nhân các vụ cháy, nổ, tai nạn, sự cố để rút kinh nghiệm. Công khai các cơ sở vi phạm, chưa bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cơ quan, tổ chức và Nhân dân tham gia giám sát.

Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện chữa cháy, CNCH cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác PCCC và CNCH bảo đảm phù hợp với tình hình địa phương, cơ quan, tổ chức; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ PCCC (giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc...); huy động các nguồn lực hợp pháp để đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện PCCC và CNCH, phục vụ triển khai hiệu quả phương án PCCC “4 tại chỗ”.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác PCCC và CNCH; kiện toàn lực lượng PCCC cơ sở; quan tâm bố trí kinh phí bảo đảm cho hoạt động PCCC của địa phưong, cơ quan, tổ chức, đơn vị. Hàng năm, tổ chức cho cán bộ, công nhân viên, người lao động, người dân tại địa phưong tham gia tập huấn nghiệp vụ PCCC và CNCH theo quy định. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn cháy, nổ; không để xảy ra cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại về người, hạn chế thiệt hại về tài sản.

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm trước cấp ủy cấp trên nếu để xảy ra cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng do thiếu sự lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện công tác PCCC và CNCH trên địa bàn, lĩnh vực quản lý.

Tải về

Nguyễn Lê
Tin khác
1 2 3 4 5  ...