Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai (13/10/2024) được Liên hợp quốc lựa chọn chủ đề "Trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai” nhằm trao quyền và khuyến khích thế hệ trẻ chủ động tham gia phòng, tránh rủi ro, từ đó có những giải pháp, hành động thiết thực góp phần giảm thiểu hoặc ngăn chặn các rủi ro thiên tai.
Hoạt động này góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 6/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030." Theo đó mục tiêu chung nâng cao nhận thức về thiên tai, năng lực ứng phó thiên tai cho đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai, cán bộ chính quyền cơ sở và người dân vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, góp phần xây dựng cộng đồng cấp xã, huyện an toàn trước thiên tai, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; hình thành văn hóa phòng ngừa, chủ động và tích cực tham gia vào công tác phòng chống thiên tai của đại đa số người dân nhằm góp phần thực hiện tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, môi trường do thiên tai.
Mục tiêu cụ thể đến hết năm 2025, phấn đấu đạt được những mục tiêu sau:
- Nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn cơ chế, chính sách liên quan tới các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng xuyên suốt từ trung ương đến địa phương;
- Đội ngũ giảng viên, tập huấn viên các cấp được trang bị đầy đủ kiến thức về thiên tai và năng lực để tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức về thiên tai, kỹ năng ứng phó thiên tai tại cộng đồng;
- Người dân ở các khu vực thường xuyên xảy ra bão, lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt được phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, tránh, ứng phó thiên tai.
Đến hết năm 2030, phấn đấu đạt được những mục tiêu sau:
- 100% cán bộ, viên chức, cá nhân khi tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh thuộc đối tượng 4 và đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư được phổ biến về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai;
- 100% người dân ở các xã thường xuyên xảy ra bão, lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và ít nhất 50% người dân ở các khu vực khác được phổ biến kiến thức về thiên tai và kỹ năng phòng tránh thiên tai, nhất là các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn;
- 100% các bậc đào tạo phổ thông đưa nội dung phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào một số môn học để giảng dạy;
- 100% số xã xây dựng và phê duyệt kế hoạch phòng, chống thiên tai phải có sự tham gia của cộng đồng;
- Phấn đấu 100% hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai và thông tin chỉ đạo phòng, tránh thiên tai.
Thời gian thực hiện từ năm 2021 đến năm 2030 triển khai thực hiện ở các xã, phường trên toàn quốc, trước hết tập trung tại các khu vực nguy cơ rủi ro cao thuộc các xã, phường thường xuyên chịu tác động của thiên tai.
Đối với những nhiệm vụ, giải pháp tại Kế hoạch số 288-KH/TU ngày 18/9/2024 được Tỉnh ủy Lào Cai ban hành thực hiện Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Với chủ trương xuyên suốt “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần”; “từng bước chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát, phục hồi”… tại Kế hoạch số 288-KH/TU, Tỉnh ủy Lào Cai đưa ra 05 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh:
Trước hết là tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chấp hành chính sách pháp luật về quản lý tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và bảo vệ môi trường.
Cùng với đó tiếp tục kiện toàn, củng cố bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong đó tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật, phòng, chống tội phạm, xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với các cá nhân, cơ quan không hoàn thành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát (có hành vi cố tình để sót, lọt sai phạm).
Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong đó từng bước giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch, chuyển mạnh sang phát triển và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Có chính sách thu hút các dự án đầu tư xanh, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên. Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác và chế biến sâu các loại tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh như: Apatit, đồng, sắt… Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường, đảm bảo 100% dữ liệu của ngành hoàn thiện.
Đặc biệt là chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, tiếp tục xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Theo đó thường xuyên cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Lào Cai; ưu tiên đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, tránh thiên tai; xử lý chất thải; hỗ trợ di dời dân cư ra khỏi các vùng có nguy cơ cao khi xảy ra lũ quét, sạt lở đất và các nguy cơ thiên tai khác. Tập trung xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu bản đồ dự báo thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh; trong đó tập trung vào lũ quét, hạn hán, sạt lở đất và cháy rừng. Thiết lập và vận hành hiệu quả thị trường carbon.
Tăng cường quản lý tài chính, tích cực tìm kiếm nguồn lực cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý và bảo vệ môi trường. Tập trung nguồn lực giải quyết hiệu quả các vấn đề cấp bách về môi trường; đặc biệt là xử lý nước thải tại các đô thị trọng điểm (thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, thị trấn Bắc Hà, thị trấn Phố Lu), Khu công nghiệp Tằng Loỏng, khu vực khai thác khoáng sản trọng điểm. Bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, có biện pháp quản lý hiệu quả đa dạng sinh học vùng lõi, vùng đệm Vườn Quốc gia Hoàng Liên, các khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, Hoàng Liên - Văn Bàn…
Phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên môi trường hưởng ứng ngày quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai 13/10/2024 ngày này cũng được ASEAN lựa chọn là Ngày ASEAN quản lý thiên tai để kêu gọi cộng đồng nâng cao nhận thức về giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra. Tại Việt Nam, nhiều hoạt động thiết thực hướng tới trẻ em đã và đang được tổ chức nhằm trang bị, phổ biến các kiến thức liên quan đến phòng, chống thiên tai cho trẻ em, từ đó trao quyền cho thế hệ trẻ trong việc kiến tạo, góp phần xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai.
Tải về