Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Lượt xem: 3

Thực hiện Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 16/4/2025 của Chỉnh phủ về thực hiện Kết luận số 132-KL/TW ngày 18/3/2025 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành kế hoạch số 218/KH-UBND ngày 13/5/2025 triển khai thực hiện. Việc thực hiện một số nội dung như sau: 

Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương về công tác phòng, chống ma túy, gắn với thực hiện có hiệu quả chỉ thị, nghị quyết, đề án, kế hoạch của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng chống ma túy đến các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và nhân dân nhận thức sâu sắc, đầy đủ về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy, tạo sự thống nhất nhận thức, ý chí, hành động của cả hệ thống chính trị và toàn dân, toàn quân; chủ động, tích cực thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, trước hết người đứng đầu phải tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý; Kết luận số 132-KL/TW ngày 18/3/2025 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 13/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 163/2024/QH15 ngày 27/11/2024 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, xác định công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Từ đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma túy và chịu trách nhiệm về tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách. Lấy hiệu quả của công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn, lĩnh vực được giao là một trong những chỉ tiêu đánh giá, xếp loại cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu hằng năm.

Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên trách trong công tác phòng, chống tội phạm; thực hiện nghiêm quy định của Đảng về trách nhiệm “nêu gương”, đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của đơn vị, địa phương; đề cao hiệu quả phối hợp giữa các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phòng, chống tội phạm về ma túy với phương châm “4 rõ” - “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm và rõ kết quả”, “3 không” - “không chồng chéo, không bỏ sót nhiệm vụ, không né tránh, đùn đẩy công việc”.

Nâng cao ý thức toàn dân trong phòng, chống và kiểm soát ma tuý. Kiên trì xây dựng văn hoá bài trừ ma tuý trong toàn xã hội; đăng ký chỉ tiêu xây dựng đơn vị hành chính cấp xã "không ma tuý" theo lộ trình thực hiện hằng năm, bảo đảm đến hết năm 2030 có ít nhất 80% đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn "không ma tuý" và từng bước đẩy lùi ma tuý ra khỏi đời sống xã hội.

Nhiệm vụ trọng tâm tổ chức, quán triệt thực hiện nghiêm Kết luận số 132-KL/TW ngày 18/3/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 16/4/2025 của Chỉnh phủ thực hiện Kết luận số 132-KL/TW ngày 18/3/2025 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý, gắn với việc triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự của Quốc hội, Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở Trung ương và trên địa bàn tỉnh.  Xác định rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp; gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị; không "khoán trắng" cho lực lượng Công an; thực hiện phải quyết liệt, đồng bộ, thường xuyên, liên tục cả phòng và chống. Thực hiện phương châm “Lấy phòng ngừa làm trọng; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa với quyết tâm tấn công, đánh trúng, đánh đúng, đánh vào gốc các loại tội phạm về ma túy” từ đó ngăn cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma tuý, trong đó tập trung các giải pháp giảm cầu hiệu quả; lấy phòng ngừa là chính, địa bàn cơ sở, khu dân cư làm trọng tâm để triển khai tổ chức thực hiện. Người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá công tác phòng, chống, kiểm soát ma tuý và phải xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm nếu để tình hình ma tuý diễn biến phức tạp tại cơ quan, đơn vị, địa phương, lĩnh vực, địa bàn được giao phụ trách, quản lý. Mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, người thân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về phòng, chống và kiểm soát ma tuý. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm trong việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý tại các cơ quan, tổ chức từ tỉnh đến cơ sở. Thường xuyên nghiên cứu, chủ động nắm tình hình, nhận diện xu hướng sử dụng trái phép các chất ma túy, chất gây nghiện, chất hướng thần mới để kịp thời đề xuất bằng văn bản cụ thể để bổ sung vào danh mục chất ma túy và tiền chất để quản lý. Quản lý chặt chẽ các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, thuốc lá thế hệ mới, shisha... để phòng ngừa tình trạng ma túy "núp bóng", pha trộn, tẩm ướp vào các loại thực phẩm, thuốc lá... xâm nhập vào thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên.

Xây dựng các cơ chế phối hợp liên ngành về phòng, chống ma túy phù hợp với thực tiễn, nhất là giữa lực lượng Công an với các cấp, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội có liên quan. Chỉ đạo xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người tham gia cai nghiện ma túy, tạo việc làm sau cai nghiện ma túy; xây dựng cơ chế đặc thù, chính sách tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tiếp nhận người sử dụng trái phép chất ma túy; người nghiện ma túy đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; người sau cai nghiện ma túy và người chấp hành xong án phạt tù vào làm việc. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma tuý đến năm 2030.

Thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm và tệ nạn ma tuý tập trung tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật về phòng, chống ma túy, cảnh báo trực diện về hậu quả, tác hại, hiểm họa của ma túy, nhất là ma túy tổng hợp, chất hướng thần, các loại ma túy “núp bóng”, pha trộn, tẩm ướp vào thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử, thuốc lá thế hệ mới, shisha...; phương thức, thủ đoạn lôi kéo thanh, thiếu niên tham gia vào hoạt động phạm tội và tệ nạn ma túy; cách thức nhận biết, kỹ năng phòng ngừa, chủ động tham gia tố giác và cung cấp thông tin về tội phạm, tệ nạn ma túy cho cơ quan chức năng. Tiếp tục rà soát, thống kê cụ thể, chính xác số người nghiện ma túy; người sử dụng trái phép chất ma túy; người tham gia điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; người nghi nghiện, nghi sử dụng trái phép chất ma túy để đánh giá đúng thực trạng tình hình, có biện pháp quản lý chặt chẽ. Triển khai tổng thể, đồng bộ các biện pháp nắm chắc tình hình tội phạm về ma tuý từ sớm, từ xa, từ cơ sở, nhất là khu vực biên giới và trên không gian mạng. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, nhất là quản lý biên giới, quản lý xuất, nhập khẩu, quản lý các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và dịch vụ nhạy cảm về an ninh, trật tự... không để tội phạm ma tuý lợi dụng hoạt động. Tiếp tục kiện toàn cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy theo hướng gọn đầu mối, hiệu quả thực chất. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan bảo vệ pháp luật đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, bị xử lý kỷ luật… Nâng cao hơn nữa cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan về công tác phòng, chống tội phạm về ma túy. Xây dựng lực lượng Công an Lào Cai cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong công tác phòng, chống tội phạm về ma túy; chú trọng tăng cường lực lượng, cơ sở vật chất cho lực lượng Công an cấp xã để kịp thời giải quyết từ đầu, từ sớm các vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự nảy sinh tại cơ sở. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống tội phạm về ma túy, quản lý thông tin, dữ liệu phục vụ hoạch định chính sách có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm trong giai đoạn mới. Chủ động hợp tác trao đổi thông tin, phối hợp đấu tranh phòng, chống ma túy với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, ngăn chặn đẩy lùi ma túy từ bên ngoài, xử lý kiên quyết các đối tượng phạm tội ma túy; lực lượng Công an, Biên phòng, Hải quan tỉnh thường xuyên phối hợp với các đơn vị đối đẳng của tỉnh Vân Nam - Trung Quốc để trao đổi, phối hợp trong hợp tác đấu tranh PCMT theo thỏa thuận, hợp tác song phương đã ký giữa hai quốc gia và Biên bản ghi nhớ Hội đàm giữa 02 tỉnh Lào Cai, Việt Nam - Vân Nam, Trung Quốc.

Theo kế hoạch các sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phòng chống tội phạm về ma túy, một số trách nhiệm cụ thể của các ngành như:

Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp của Kết luận số 132-KL/TW ngày 18/3/2025 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 13/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 163/2024/QH15 ngày 27/11/2024 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, cụ thể hóa, đề ra nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn.

Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng chủ trì thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm tại địa bàn biên giới, cửa khẩu, và các khu vực thuộc trách nhiệm quản lý.

Sở Tư pháp chủ trì, phát huy vai trò cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh; thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền phố biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm về ma túy, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.  Phối hợp với Công an tỉnh và các ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm. Xây dựng, tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm về ma túy trong tình hình mới.  Thực hiện các nhiệm vụ, đề án cải cách tư pháp thuộc chức năng nhiệm vụ được giao; tham mưu triển khai thực hiện hiệu quả công tác giám định tư pháp.

Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai, thực hiện hiệu quả Thông tư liên tịch số 06/TTLT-BCABGDĐT ngày 28/8/2015 giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn phối hợp, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Chương trình phốt hợp số 03/CTrPH-BCA-BGDĐT ngày 22/01/2024 giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024 – 2030. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên; lồng ghép nội dung giáo dục phòng, chống ma túy vào chương trình, giáo dục, các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa. Mở rộng các hình thức tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy thông qua tổ chức các hoạt động thực tế cho học sinh, sinh viên như tham dự các phiên tòa điểm, phiên tòa giả định, tham quan các cơ sở cai nghiện ma túy..

Tải về

Nguyễn Lê Hằng