Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản
Lượt xem: 144

Đây là Nghị định số 10/2025/NĐ-CP ngày 11/01/2025 của Chính phủ. Nghị định này, sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định: Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31/7/2019 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và Nghị định số 51/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản. Một số quy định của Nghị định cụ thể như sau:

1. Hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản

(i) Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản do Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân khác đã đầu tư.

(ii) Việc thống kê khối lượng các hạng mục làm căn cứ xác định chi phí phải hoàn trả được thực hiện như sau:

Đối với việc sử dụng thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản (kể cả các mỏ nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khí CO2), việc xác định chi phí được căn cứ vào các hạng mục công việc, công trình địa chất bao gồm: Khoan, hào, lò, giếng, đo karota lỗ khoan, công tác mẫu xác định chất lượng khoáng sản trong các công trình nêu trên và khối lượng bơm hút nước thí nghiệm đối với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khí CO2 đã thi công trong diện tích được cấp phép khai thác khoáng sản. Các hạng mục công trình phải được xác định trong báo cáo đánh giá tiềm năng khoáng sản có xác định tài nguyên khoáng sản đến cấp 333 hoặc trữ lượng cấp C2 được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với việc sử dụng thông tin thăm dò khoáng sản, việc xác định chi phí được căn cứ vào toàn bộ khối lượng công việc đã thi công trong diện tích thăm dò khoáng sản thể hiện trong các báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

(iii) Trữ lượng và tài nguyên khoáng sản được thống kê làm căn cứ xác định chi phí phải hoàn trả bao gồm các cấp trữ lượng A, B, C1, C1 hoặc các cấp trữ lượng 121, 122 và các cấp tài nguyên 221, 222 và 333 trong các báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản (hoặc các báo cáo chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên).

(iv) Đơn giá tính chi phí phải hoàn trả được áp dụng theo đơn giá các hạng mục công việc, công trình thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành đang có hiệu lực tại thời điểm phê duyệt kết quả xác định chi phí phải hoàn trả.

Trường hợp các hạng mục công việc, công trình không có đơn giá thì áp dụng đơn giá của Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có mỏ ban hành đang có hiệu lực tại thời điểm phê duyệt hoặc đơn vị xác định chi phí phải hoàn trả tự xây dựng phương án giá trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành trong Báo cáo xác định chi phí phải hoàn trả.

(v) Phương pháp xác định chi phí phải hoàn trả thực hiện theo quy định tại Phụ lục IIA ban hành kèm theo Nghị định này.

(vi) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp chi phí phải hoàn trả cho nhà nước theo phương thức thanh toán một lần vào tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước của Đơn vị xác định chi phí phải hoàn trả trước khi nhận Giấy phép khai thác khoáng sản.

(vii) Chế độ thu, quản lý, sử dụng chi phí phải hoàn trả do nhà nước đã đầu tư

Đơn vị xác định chi phí phải hoàn trả phải mở tài khoản thu tiền hoàn trả tại Kho bạc nhà nước;

Đơn vị xác định chi phí phải hoàn trả có trách nhiệm nộp vào ngân sách nhà nước chậm nhất sau 07 ngày làm việc (kể từ ngày thu được chi phí phải hoàn trả) theo chương, loại, khoản, mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành đối với số tiền thu được sau khi trừ số tiền được trích để lại theo tỷ lệ quy định tại điểm d khoản này;

Chi phí phải hoàn trả cho các Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp thì nộp vào ngân sách trung ương; các Giấy phép khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp thì nộp vào ngân sách địa phương;

Đơn vị xác định chi phí phải hoàn trả được trích để lại 5% (đối với mỏ thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường) và 15% (đối với mỏ thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) số tiền hoàn trả thực thu;

Việc sử dụng số tiền để lại phục vụ cho công tác xác định chi phí phải hoàn trả được thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều này. Trường hợp sử dụng không hết thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo quy định;

Đơn vị xác định chi phí phải hoàn trả có trách nhiệm lập dự toán, tạm ứng, thanh toán, quyết toán đối với việc sử dụng phần kinh phí được trích lại từ chi phí phải hoàn trả theo đúng chế độ và quy định pháp luật hiện hành; trường hợp đang thực hiện dở dang thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo quy định hiện hành.

(viii) Nội dung chi cho công tác xác định chi phí phải hoàn trả:

Khảo sát, thu thập và xử lý số liệu, thông tin để xác định chi phí phải hoàn trả, bao gồm cả tiền lương, tiền công theo chế độ hiện hành cho lao động trực tiếp (không bao gồm chi phí tiền lương cho cán bộ công chức đã được hưởng tiền lương theo chế độ quy định hiện hành), tiền công tác phí, lưu trú, thuê xe, bồi dưỡng làm thêm giờ;

Tổ chức hội nghị, hội thảo, họp kỹ thuật để xác định chi phí phải hoàn trả;

Tổng kết, đánh giá việc thực hiện xác định chi phí phải hoàn trả;

Mua sắm thiết bị, phương tiện, vật tư văn phòng phẩm;

Kiểm tra, thẩm định kết quả xác định chi phí phải hoàn trả;

Kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghĩa vụ nộp tiền tại các tổ chức, cá nhân, công tác xác định chi phí phải hoàn trả tại các địa phương;

Khai thác sử dụng tài liệu địa chất khoáng sản tại cơ quan lưu trữ, chi phí tổng hợp số liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước trong xác định chi phí phải hoàn trả;

Thuê đơn vị tư vấn lập báo cáo xác định chi phí phải hoàn trả.

(ix) Hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản giữa các tổ chức, cá nhân

Việc hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản giữa các tổ chức, cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc tự thỏa thuận bằng văn bản;

Trường hợp các tổ chức, cá nhân không tự thỏa thuận được theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản quyết định chi phí phải hoàn trả trên cơ sở đề nghị của tổ chức, cá nhân đã đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin về khoáng sản. Việc xác định chi phí phải hoàn trả được thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 10 và khoản 11 Điều này.

Tổ chức, cá nhân đề nghị xác định chi phí phải hoàn trả có trách nhiệm trả kinh phí thực hiện cho đơn vị xác định chi phí phải hoàn trả theo thoả thuận giữa đơn vị xác định chi phí phải hoàn trả và tổ chức, cá nhân đề nghị xác định chi phí phải hoàn trả;

Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin về khoáng sản phải hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản theo phương thức thanh toán một lần trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;

Thời điểm phải hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản này được thực hiện theo điểm c khoản này và bảo đảm nộp trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định phê duyệt kết quả xác định chi phí phải hoàn trả có hiệu lực.

(x) Hội đồng thẩm định kết quả xác định chi phí phải hoàn trả:

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập Hội đồng thẩm định đối với hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hội đồng thẩm định có số lượng không quá 11 thành viên, gồm: Chủ tịch là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường; 01 Phó Chủ tịch là lãnh đạo Cục Khoáng sản Việt Nam; các Ủy viên gồm 01 đại diện Bộ Công Thương (hoặc Bộ Xây dựng đối với trường hợp khoáng sản là vật liệu xây dựng); 01 đại diện Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia; 01 đại diện các Vụ: Khoa học và Công nghệ, Pháp chế, Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; 01 đại diện Cục Địa chất Việt Nam; 01 đại diện Cục Khoáng sản Việt Nam là Ủy viên thư ký; 01 đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản khai thác;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định đối với hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản hoặc giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hội đồng thẩm định có số lượng không quá 09 thành viên, gồm: Chủ tịch là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Phó Chủ tịch là lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường; các Ủy viên gồm 01 đại diện các Sở: Tài chính, Công Thương (hoặc Sở Xây dựng đối với trường hợp khoáng sản là vật liệu xây dựng); 01 đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường là Ủy viên thư ký Hội đồng; 01 đại diện cơ quan thuế cấp tỉnh; 01 đại diện Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có khoáng sản khai thác và một số chuyên gia địa chất, khoáng sản;

Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định là Cục Khoáng sản Việt Nam đối với hồ sơ cấp phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường đối với hồ sơ cấp phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết quả xác định chi phí phải hoàn trả ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng.

(xi) Trình tự xác định, thẩm định, phê duyệt chi phí phải hoàn trả:

Đơn vị xác định chi phí phải hoàn trả chịu trách nhiệm chủ trì lập báo cáo xác định chi phí phải hoàn trả;

Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định lập hồ sơ trình Hội đồng thẩm định kết quả xác định chi phí phải hoàn trả để thẩm định báo cáo xác định chi phí phải hoàn trả;

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền kết quả xác định chi phí hoàn trả do cơ quan thường trực thẩm định trình theo quy định;

Việc xác định, thẩm định, phê duyệt chi phí phải hoàn trả do nhà nước đầu tư được thực hiện đồng thời với quá trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp phép khai thác khoáng sản. Việc xác định, thẩm định, phê duyệt chi phí phải hoàn trả đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 9 Điều này được thực hiện trước khi tiếp nhận hồ sơ cấp phép khai thác khoáng sản; thời hạn thực hiện không quá 80 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của tổ chức, cá nhân đã đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin về khoáng sản.

Các biểu mẫu: Phiếu đánh giá kết quả xác định chi phí phải hoàn trả; Biên bản họp Hội đồng thẩm định kết quả xác định chi phí phải hoàn trả; Quyết định phê duyệt kết quả xác định chi phí phải hoàn trả được quy định tại Phụ lục IIb.

(xii) Việc xác định chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi phí phải hoàn trả của tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin về khoáng sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản có liên quan.

2. Sử dụng thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản

(i) Tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thông tin về khoáng sản do mình đầu tư hoặc thông tin về khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà nước hoặc tổ chức, các nhân khác đã được hoàn trả chi phí theo quy định tại Điều 3 Nghị định này và có quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.

(ii) Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước không được cung cấp, chuyển nhượng thông tin về kết quả thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

(iii) Sau 06 tháng kể từ ngày trữ lượng khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đã hết thời hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản mà tổ chức, cá nhân được phép thăm dò không nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được cung cấp thông tin về khoáng sản ở khu vực đó cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng để lập hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản, trừ trường hợp bất khả kháng. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thăm dò khoáng sản có trách nhiệm hoàn trả chi phí thăm dò cho tổ chức, cá nhân đã đầu tư thăm dò trước đó theo quy định của pháp luật.

3. Thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đi kèm trong quá trình thăm dò, khai thác khoáng sản

(i) Trường hợp khoáng sản đi kèm (kể cả đất đá thải của mỏ có Giấy phép khai thác khoáng sản đang còn hiệu lực) chưa được xác định trong Giấy phép khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản có nghĩa vụ thu hồi tối đa, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản để điều chỉnh nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định này.

(ii) Đối với Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, trong quá trình thăm dò, khai thác khoáng sản chính có xác định khoáng sản đi kèm là vật liệu xây dựng thông thường hoặc than bùn, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản (bao gồm khoáng sản chính và khoáng sản đi kèm) theo quy định của Nghị định này.

(iii) Đối với Giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trường hợp trong quá trình thăm dò phát hiện khoáng sản đi kèm thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá về quy mô tài nguyên, trữ lượng khoáng sản đi kèm theo mẫu quy định tại Phụ lục IIc ban hành kèm theo Nghị định này và gửi Ủy ban nhân dân tỉnh để được giải quyết như sau:

Trường hợp khoáng sản đi kèm có quy mô tài nguyên, trữ lượng khoáng sản phù hợp với quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản lấy ý kiến chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường để điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định.

Trường hợp khoáng sản đi kèm có quy mô tài nguyên, trữ lượng khoáng sản lớn hơn quy mô tài nguyên, trữ lượng khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản kèm theo báo cáo đánh giá quy mô tài nguyên, trữ lượng khoáng sản đi kèm theo mẫu quy định tại Phụ lục IIc ban hành kèm theo Nghị định này, gửi về Bộ quản lý quy hoạch khoáng sản để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung quy hoạch khoáng sản làm cơ sở cấp phép theo quy định.

(ix) Đối với Giấy phép khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trong quá trình khai thác phát hiện khoáng sản đi kèm thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì tổ chức, cá nhân lập báo cáo đánh giá về quy mô tài nguyên, trữ lượng khoáng sản đi kèm theo mẫu quy định tại Phụ lục IIc ban hành kèm theo Nghị định này và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để được giải quyết như sau:

Trường hợp khoáng sản đi kèm có quy mô tài nguyên, trữ lượng khoáng sản phù hợp với quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định trên cơ sở đề nghị của tổ chức, cá nhân.

Trường hợp khoáng sản đi kèm có quy mô tài nguyên, trữ lượng khoáng sản lớn hơn quy mô tài nguyên, trữ lượng khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản kèm theo báo cáo đánh giá quy mô tài nguyên, trữ lượng khoáng sản đi kèm theo mẫu quy định tại Phụ lục IIc ban hành kèm theo Nghị định này, gửi về Bộ quản lý quy hoạch khoáng sản để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung quy hoạch khoáng sản làm cơ sở cấp phép theo quy định.

(v) Trình tự, thời hạn giải quyết hồ sơ:

Trường hợp khoáng sản đi kèm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, thời hạn giải quyết hồ sơ được thực hiện theo quy định về cấp, điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản.

Trường hợp khoáng sản đi kèm có quy mô tài nguyên, trữ lượng khoáng sản quy định tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục IIc ban hành kèm theo Nghị định này, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành việc xem xét và ban hành văn bản chấp thuận để Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy phép khai thác khoáng sản. Trường hợp phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan, thời gian lấy ý kiến không tính vào thời hạn giải quyết hồ sơ.

Trường hợp khoáng sản đi kèm có quy mô tài nguyên, trữ lượng khoáng sản quy định tại điểm b khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục IIc ban hành kèm theo Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, có văn bản gửi về Bộ quản lý về quy hoạch khoáng sản để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung quy hoạch khoáng sản làm cơ sơ cấp phép theo quy định. Trường hợp được bổ sung vào quy hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện việc cấp phép theo quy định.

3. Điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản

(i) Các trường hợp điều chỉnh nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản:

Trữ lượng khoáng sản sau khi thăm dò nâng cấp từ các khối tài nguyên trong phạm vi Giấy phép khai thác được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

Tổ chức, cá nhân có đề nghị khai thác, thu hồi khoáng sản đi kèm;

Khi có sự thay đổi tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản;

Khi tổ chức, cá nhân đề nghị thay đổi phương pháp khai thác, công suất khai thác đã xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

(ii) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản nào thì có thẩm quyền ra quyết định điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản đó.

(iii) Quyết định điều chỉnh nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản là văn bản pháp lý không tách rời của Giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp trước đó.

(iv) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản có nghĩa vụ thực hiện thủ tục về điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công; thủ tục về đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có) trước khi đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản.

4. Trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác

(i) Trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác quy định tại Điều 52 Luật Khoáng sản bao gồm toàn bộ hoặc một phần trữ lượng khoáng sản được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp khai thác tận thu khoáng sản và trường hợp quy định tại các Điều 53, 53a của Nghị định này.

(ii) Trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm:

Không thuộc khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp hoạt động khai thác hầm lò phía dưới mặt đất của phần diện tích khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản bảo đảm không gây tác động xấu đến các đối tượng cần được bảo vệ và được cơ quan quản lý nhà nước được giao quản lý đối tượng đó chấp thuận theo quy định của pháp luật;

Không thuộc khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, trừ trường hợp được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật;

Nằm trong phạm vi khu vực đề nghị khai thác được giới hạn bởi các điểm khép góc ranh giới theo bề mặt và theo chiều thẳng đứng của ranh giới đó tương ứng với mức sâu khai thác nêu trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

5. Sử dụng đất, đá thải trong quá trình khai thác khoáng sản

(i) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải sử dụng đất, đá thải để phục vụ cho mục đích cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường được phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; phục vụ trực tiếp cho các công trình thuộc phạm vi diện tích của dự án khai thác khoáng sản.

(ii) Ngoài phần đất, đá thải được sử dụng cho các mục đích quy định tại khoản 1 Điều này, khuyến khích tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản sử dụng đất, đá thải để phục vụ các công trình giao thông, xây dựng hoặc các mục đích phát triển kinh tế, xã hội khác trên nguyên tắc thu hồi tối đa các giá trị của đất, đá thải theo tiêu chí kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận.

6. Giá khởi điểm

(i) Giá khởi điểm được xác định bằng mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (R) theo quy định tại Nghị định quy định phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

(ii) Cơ quan chủ trì tổ chức đấu giá xác định giá khởi điểm từng cuộc đấu giá, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản.

(iii) Giá khởi điểm được quyết định trước khi thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.

7. Tiền đặt cọc và xử lý tiền đặt cọc

(i) Trường hợp trúng đấu giá thì khoản tiền đặt trước và tiền lãi (nếu có) được chuyển thành tiền đặt cọc. Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá được thay đổi hình thức đặt cọc bằng tiền mặt thành bảo lãnh ngân hàng hoặc ngược lại.

(ii) Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá được nhận lại tiền đặt cọc trong các trường hợp sau:

Đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định pháp luật về khoáng sản đối với trường hợp đấu giá ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản;

Đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định pháp luật về khoáng sản đối với trường hợp đấu giá ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản.

(iii) Cơ quan chủ trì tổ chức đấu giá có trách nhiệm hoàn trả tiền đặt cọc trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều này.

(iv) Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá không được nhận lại tiền đặt cọc trong các trường hợp sau:

Không nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật về khoáng sản trong thời hạn quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 11 Nghị định này;

Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật liên quan.

(v) Tiền đặt cọc không được nhận lại trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này được nộp vào ngân sách nhà nước.

8. Điều kiện của tổ chức, cá nhân được tham gia cuộc đấu giá

Tổ chức, cá nhân được tham gia cuộc đấu giá khi đủ các điều kiện sau:

(i) Có hồ sơ tham gia cuộc đấu giá được xét chọn theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.

(ii) Đã nộp tiền đặt trước theo quy định.

9. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá

(i) Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá có các quyền sau đây:

Tham khảo tài liệu địa chất, khoáng sản liên quan đến khu vực đấu giá theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác có liên quan;

Khảo sát thực địa khu vực đấu giá;

Các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

(ii) Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá có các nghĩa vụ sau đây:

Thực hiện nội quy cuộc đấu giá, quy chế cuộc đấu giá;

Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật liên quan.”.

10. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trúng đấu giá

(i) Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá có các quyền sau đây:

Được cấp văn bản phê duyệt kết quả trúng đấu giá;

Được sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến khu vực trúng đấu giá theo quy định của pháp luật về khoáng sản;

Được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản sau khi hoàn thành thủ tục đề nghị cấp phép thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;

Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

(ii) Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá có nghĩa vụ sau đây:

Ký biên bản đấu giá;

Nộp tiền trúng đấu giá và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá, tổ chức, cá nhân trúng đấu giá ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản hợp lệ, đầy đủ theo quy định của pháp luật về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền cấp phép;

Trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá, tổ chức, cá nhân trúng đấu giá ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản hợp lệ, đầy đủ theo quy định của pháp luật về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền cấp phép;

Không được chuyển nhượng kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác lập hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động khoáng sản;

Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

11. Thông báo kết quả trúng đấu giá

(i) Kết quả trúng đấu giá phải được thông báo công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá và trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp phép trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả trúng đấu giá.

(ii) Nội dung thông báo kết quả trúng đấu giá gồm:

Tên tổ chức, cá nhân trúng đấu giá;

Tên loại khoáng sản; vị trí, tọa độ khu vực trúng đấu giá;

Giá trị trúng đấu giá.

(iii) Kết quả trúng đấu giá đối với các khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn phải đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khu vực khoáng sản được đấu giá.

12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

(i) Chủ trì tổ chức đấu giá đối với các khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

(ii) Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xác định số tiền phải nộp từ lần thứ hai trước ngày 01 tháng 3 hàng năm gửi Cục Thuế địa phương để ra Thông báo cho tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản nộp tiền theo quy định.

(iii) Hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả đấu giá tại địa phương theo Mẫu số 10 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.

Nghị định số 10/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2025.

Bãi bỏ Điều 3, Điều 5 Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày 12/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Bãi bỏ khoản 3 Điều 9 Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông./.

Tải về

Trần Lan Hương
Tin khác
1 2 3 4 5