Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Chính phủ siết chặt kỷ luật công vụ trong xử lý vi phạm hành chính
Lượt xem: 5
Ngày 26/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Nghị định chính thức có hiệu lực từ ngày 15/6/2025.

Tăng cường thẩm quyền kiểm tra và xử lý vi phạm

Nghị định mới mở rộng phạm vi thẩm quyền kiểm tra cho các bộ trưởng, chủ tịch UBND các cấp và thủ trưởng các cơ quan được tổ chức theo hệ thống dọc như công an, hải quan, thuế, bảo hiểm xã hội... Đồng thời, trong các vụ việc liên ngành, phức tạp trên phạm vi toàn quốc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ báo cáo Thủ tướng để xác định cơ quan chủ trì kiểm tra.

Bổ sung cơ chế kiểm tra chặt chẽ, minh bạch

Các quy định mới yêu cầu cụ thể về thành lập đoàn kiểm tra, thời hạn kiểm tra (tối đa 15 ngày, có thể gia hạn thêm 10 ngày), nội dung biên bản kiểm tra và trách nhiệm báo cáo, phản hồi trong quá trình xử lý. Nghị định cũng siết chặt trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận kiểm tra và quy định rõ chế tài đối với các hành vi vi phạm.

Xác định rõ hành vi sai phạm và hình thức kỷ luật

Lần đầu tiên, danh mục 20 hành vi vi phạm phổ biến trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được nêu rõ, từ lập biên bản sai thẩm quyền đến bao che, can thiệp trái pháp luật, không thi hành quyết định xử phạt, hoặc sử dụng sai nguồn tiền xử phạt.

Tùy theo mức độ vi phạm, cán bộ, công chức, viên chức có thể bị khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm. Những người chủ động khắc phục hậu quả, có thái độ cầu thị sẽ được xem xét giảm nhẹ hoặc miễn trách nhiệm kỷ luật.

 

Phương Minh