Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Ngăn ngừa phòng, chống tham nhũng trong công tác giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Lượt xem: 1574

 

Sau 10 năm triển khai thực hiện đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Lào Cai, các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc quyền quản lý đã thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ. Nhận thức của phần lớn cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được nâng lên.

Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc quyền quản lý thực hiện nghiêm túc việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014 đến năm học 2022-2023 dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh Lào Cai và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Lào Cai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt các nội dung Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Từ công tác tham mưu triển khai đã góp phần làm giảm đáng kể tình hình khiếu kiện và ngăn chặn tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vv… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC), giúp học sinh, sinh viên hiểu rõ nhận thức đúng về PCTN,TC và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong công cuộc PCTN , TC trong giai đoạn hiện nay.

anh tin bai

Hoạt cảnh của tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực  (ảnh minh họa)

Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng và nội dung Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Hướng dẫn số 5571/BGDĐT-TTr ngày 13/8/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn  hàng năm UBND tỉnh Lào Cai đều ban hành kế hoạch phòng, chống tham nhũng gắn với nội dung Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành, chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, triển khai các quy định về PCTN, tiêu cực đảm bảo theo đúng nội dung, yêu cầu phù hợp với từng cấp học trên địa bàn toàn tỉnh, gắn công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN, tiêu cực với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, kế hoạch giảng dạy theo năm học đảm bảo theo đúng nội dung, yêu cầu phù hợp với từng cấp học ...). Trên cơ sở đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai (Sở GD&ĐT)  đã ban hành văn bản số 1448/SGD&ĐT-GDTrH ngày 06/12/2013 về việc dạy môn GDCD trong nhà trường; Văn bản số 1738/SGD&ĐT-GDTrH ngày 23/12/2013 về việc dạy tích hợp nội dung phòng, chống tham nhũng trong dạy môn GDCD cấp THPT; Văn bản số 1348/SGD&ĐT-GDTrH ngày 07/9/2016 về việc nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục phòng, chống tham nhũng trong trường Trung học phổ thông (THPT). Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện các Đề án1 .  Hướng dẫn các cơ sở giáo dục đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các Trường Trung học phổ thông từ năm học 2013-2014 đến nay. Công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong các nhà trường được đa dạng hóa bằng nhiều hình thức, qua đó đã làm chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên trong toàn tỉnh.

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo kịp thời triển khai Chỉ thị đến các cơ sở giáo dục, đặc biệt đối với cấp học THPT, thực hiện tuyên truyền, quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, đưa nội dung phòng chống tham nhũng, tiêu cực lồng ghép giảng dạy vào các giờ học chính khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ở các chi đoàn… Tổ chức rà soát việc thực hiện nội dung dạy học giáo dục phòng chống tham nhũng (PCTN) lồng ghép trong môn Giáo dục công dân và các hoạt động giáo dục PCTN theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Tài liệu dạy học tích hợp vào môn GDCD đảm bảo nội dung, thời lượng, phương pháp thực hiện và có ý nghĩa giáo dục.

Sở Giáo dục và đào tạo đã tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức của  cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục PCTN; tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về PCTN và giáo dục PCTN cho cán bộ, giáo viên; thực hiện các biện pháp tích cực và hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục PCTN trong các nhà trường. Thực hiện tích hợp nội dung giáo dục PCTN trong Kế hoạch Giáo dục nhà trường, việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục PCTN vào giảng dạy trọng tâm vào việc giáo dục đạo đức liêm chính, kết hợp giáo dục pháp luật về PCTN tổ  chức tập huấn cho giáo viên 02 lần/năm học.

Công tác tổ chức giảng dạy đã biên soạn giáo trình, giáo án tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; nội dung, thời lượng, phương pháp giảng dạy chính khóa và ngoại khóa; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học. Trên cơ sở các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn chỉ đạo, của các cấp, các ngành; các cơ sở giáo dục THPT đã tổ chức xây dựng mô hình tích hợp giảng dạy về phòng chống tham nhũng vào các tiết dạy học liên môn như: Đối với lớp 10: Định nghĩa, đặc trưng và biểu hiện của tham nhũng; Đối với lớp 11: Nguyên nhân và tác hại của tham nhũng; Đối với lớp 12: Các giải pháp phòng ngừa và phát hiện tham nhũng; Tích hợp PCTN đối với khối 10 (CT GDPT 2018) bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống; Chương trình hiện hành đối với khối lớp 11 và khối lớp 12. Đối với các cơ sở giáo dục cấp THCS cũng đã tích hợp với các môn học như: Giáo dục công dân, Ngữ văn, Tự chọn; Mô hình trường học mới (VNEN). Trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của Sở GD&ĐT, Giáo viên các môn học và các hoạt động giáo dục lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức liêm chính và pháp luật về PCTN trong dạy học, tổ chức giáo dục (giáo viên thiết kế trong giáo án và sử dụng phương pháp giảng dạy linh hoạt, hiệu quả). Nội dung dạy tích hợp để soạn giáo án theo từng bài môn GDCD lớp 10, 11, 12 đính kèm văn bản số 1738/SGD&ĐT-GDTrH ngày 23/12/2013 của Sở GD&ĐT. Nội dung soạn giáo án tích hợp được các giáo viên cốt cán môn GDCD cấp THPT tập huấn vào hè mỗi năm học. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa có nội dung giáo dục PCTN để giáo dục ý thức công dân (Tùy theo điều kiện thực tế, các đơn vị lựa chọn đưa nội dung giáo dục PCTN vào các hoạt động ngoại khóa với một số hình thức như: Báo cáo chuyên đề, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật PCTN, lồng ghép nội dung giáo dục PCTN trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt chính trị đầu năm, xây dựng chuyên mục giáo dục về PCTN trên trang thông tin điện tử của nhà trường,…). Từ năm học 2013-2014: Mỗi khối 10, 11, 12 môn GDCD dạy 2 bài/khối, số tiết không quy định mà tích hợp vào bài dạy với yêu cầu không tăng tiết dạy của môn GDCD, không gây quá tải cho học sinh. Riêng năm học 2022-2023, chỉ còn dạy nội dung này với khối 11, 12.

Công tác thực hiện tại các Trường THPT các giáo viên dạy môn GDCD đã có đầy đủ các giáo án môn GDCD có nội dung tích hợp phòng, chống tham nhũng theo yêu cầu; các nội dung tích hợp được thể hiện rõ trong thiết kế giáo án lên lớp của giáo viên. Việc dạy học tích hợp nội dung PCTN vào các bộ môn theo quy định được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo 100% số giáo án có nội dung tích hợp được thực hiện, qua kiểm tra cho thấy không có trường hợp sai phạm trong nội dung này. Giáo án soạn đầy đủ các nội dung tích hợp về phòng chống tham nhũng (đã tổ chức cho thảo luận trong tổ, nhóm bộ môn và thống nhất đưa nội dung tích hợp vào một số bài trong chương trình GDCD. Cụ thể : Lớp 10 bài 10, 11; Lớp 11: Bài 9, 10; Lớp 12 bài 2, 3, 4, 7). Tuyên truyền phổ biến tài liệu về phòng chống tham nhũng vào các giờ chào cờ, sinh hoạt tập thể của thứ 2, thứ 7 trong các năm học; Tổ chức các hoạt động ngoại khóa có nội dung phòng, chống tham nhũng để giáo dục ý thức công dân cho học sinh. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục tăng cường thực hiện tuyên truyền tập thể thông qua sinh hoạt dưới cờ với nội dung, như: Kết quả trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng qua các phương tiện thông tin đại chúng của Nhà nước; xây dựng các tình huống để học sinh nhận biết biểu hiện của tham nhũng, tiêu cực; Cách thức đấu tranh với tham nhũng, rèn luyện bản thân...Việc áp dụng các tài liệu “Tích hợp nội dung PCTN trong môn học Giáo dục công dân cấp THPT”, Chương trình Sách giáo khoa Giáo dục công dân và Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, 11 và 12 của Nhà xuất bản Giáo dục. Ngoài ra, việc tích hợp đưa nội dung về phòng chống tham nhũng trong hệ thống cơ sở giáo dục cấp THCS cũng đã được quan tâm thông qua bộ môn giáo dục công dân, 100% cơ sở giáo dục triển khai, thực hiện nội dung phòng chống tham nhũng trong trường học.

Qua công tác tuyên truyền, giáo dục, dạy học tích hợp, học sinh, sinh viên đã phân biệt được hành vi vi phạm pháp luật do tham nhũng, tiêu cực với các hành vi vi phạm pháp luật khác; phân biệt được trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm pháp luật do tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác; có ý thức trong việc chấp hành pháp luật và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật. Đồng tình với việc xử lý vi phạm pháp luật đối với người có hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Trong thời gian tới để tiếp tục thực hiện tốt công tác này cần chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đào tạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng cũng như các nội dung Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, lồng ghép với việc thực hiện nghiêm việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong sinh hoạt cơ quan, đơn vị, cũng như trong quá trình giảng dạy đối với học sinh, sinh viên. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra các cơ sở giáo dục, đào tạo việc thực hiện đưa nội dung giảng dạy phòng, chống tham nhũng vào trường học theo yêu cầu của Chỉ thị. Nâng cao chất lượng giảng dạy, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. 

Nguyễn Lê Hằng
Tin khác
1 2