Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Kế hoạch tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh Lào Cai của Đảng bộ Sở Tư pháp Lào Cai
Lượt xem: 72

Thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TU, ngày 10/6/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số 235-KH/ĐUK ngày 28/6/2024 của Đảng ủy Khối Cơ quan - Doanh nghiệp về tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Đảng uỷ Sở Tư pháp xây dựng Kế hoạch tổ chức quán triệt, thực hiện có hiệu quả Chỉ thỉ số 48-CT/TU, ngày 10/6/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 235-KH/ĐUK ngày 28/6/2024 của Đảng ủy Khối Cơ quan - Doanh nghiệp về tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh Lào Cai nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự thống nhất trong tư tưởng và hành động của các cấp ủy, chi bộ, cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong Đảng bộ Sở đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC). Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Kế hoạch yêu cầu cấp ủy, chi bộ, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, cần phải nâng cao vai trò, trách nhiệm, xác định là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong ông tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác PCTN, TC. Khi có vụ việc tham nhũng, tiêu cực xảy ra tại cơ quan, đơn vị mình, người đứng đầu phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên.

Nhiệm vụ và giải pháp gồm:

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, TC gắn với việc thực hiện các quy định, chỉ thị, kết luận của Đảng về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức trong cấp uỷ, chi bộ, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân điển hình, dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Chú trọng thực hiện hiệu quả giải pháp PCTN, TC, lấy phòng ngừa, cảnh báo làm chính, phòng ngừa từ sớm, từ xa.

Người đứng đầu cấp ủy, chi bộ phát huy cao vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; chịu trách nhiệm trước Đảng ủy Sở về việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý.

Tập trung tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức theo phương châm “5 có”, gồm: (1) có trách nhiệm cao với công việc được giao; (2) có kiến thức, kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ; (3) có tính sáng tạo, làm việc khoa học, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; (4) có ý thức tổ chức kỷ luật tốt; (5) có tư tưởng đạo đức nghề nghiệp tốt. “3 không”, gồm: (1) không quan liêu; (2) không có hành vi, thái độ tiêu cực trong thi hành công vụ; (3) không chủ nghĩa cá nhân, thực dụng.

Thực hiện tốt công tác quản lý đảng viên; kịp thời nắm bắt thông tin, báo cáo về việc cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức bị kiểm tra, điều tra, xác minh, xử lý trách nhiệm do có hành vi tham nhũng, tiêu cực. Xử lý nghiêm minh, kịp thời, triệt để đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi tham nhũng, tiêu cực và các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên quan, bảo đảm đồng bộ giữa kỷ luật đảng với xử lý kỷ luật hành chính và xử lý hình sự (nếu có); giữa trách nhiệm của người trực tiếp có hành vi tham nhũng, tiêu cực với trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu khi để xảy ra hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Thực hiện hiệu quả quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cấp uỷ, chi bộ và cơ quan, đơn vị; khi phát sinh vụ việc, thông tin, phản ánh về dấu hiệu mất dân chủ, mất đoàn kết, không bảo đảm công tác bảo vệ chính trị nội bộ, cần kịp thời chỉ đạo xem xét, xử lý ngay từ cơ sở. Quán triệt và lãnh đạo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở, sử dụng hiệu quả thời gian làm việc; cụ thể hóa trách nhiệm của từng cá nhân theo phương châm 4 rõ “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian” trong thực hiện nhiệm vụ được giao; đảm bảo cấp dưới phục tùng nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên.

Lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm tối đa thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp theo phương châm: “4 tăng”, gồm: (1) tăng tính công khai minh bạch; (2) tăng cường trách nhiệm trong thực thi công vụ; (3) tăng cường phương thức giải quyết thủ tục hành chính qua môi trường mạng; (4) tăng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp. “2 giảm”, gồm: (1) giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính; (2) giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. “2 không”, gồm: (1) không gây phiền hà, sách nhiễu; (2) không để tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thờ ở, vô cảm trước những bức xúc, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.

Nguyễn Lê Hằng
Tin khác
1 2