Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm
Lượt xem: 1790

Ngày 01/7/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Nghị định này được áp dụng đối với: Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.Theo đó:

1. Về các loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ:

1.1. Nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ gồm 07 loại, cụ thể: Bảo hiểm trọn đời; Bảo hiểm sinh kỳ; Bảo hiểm tử kỳ; Bảo hiểm hỗn hợp; Bảo hiểm trả tiền định kỳ; Bảo hiểm liên kết đầu tư (bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị); Bảo hiểm hưu trí.

1.2. Nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ gồm 11 loại, cụ thể: Bảo hiểm tài sản; Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển; Bảo hiểm hàng không; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu;  Bảo hiểm trách nhiệm; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; Bảo hiểm nông nghiệp; Bảo hiểm bảo lãnh và Bảo hiểm thiệt hại khác.

1.3. Nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ gồm 02 loại, cụ thể:  Bảo hiểm sức khỏe, thân thể và Bảo hiểm chi phí y tế.

2. Về vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ; doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ; doanh nghiệp bảo hiểm  sức khoẻ và doanh nghiệp tái bảo hiểm:

2.1. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: (i) 750 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh bảo hiểm nhân thọ trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe; (ii) 1.000 tỷ đồng Việt Nam đối với kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí;  (iii) 1.300 tỷ đồng Việt Nam đối với kinh doanh bảo nhân thọ, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí.

2.2. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ: (i) 400 tỷ đồng Việt Nam đối với kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh) và bảo hiểm sức khỏe; (ii) 450 tỷ đồng Việt Nam đối với kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh; (iii) 500 tỷ đồng Việt Nam đối với kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh.

2.3. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam.

2.4. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm: (i) 500 tỷ đồng Việt Nam đối với kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe; (ii) 900 tỷ đồng Việt Nam đối với kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe; (iii) 1.400 tỷ đồng Việt Nam đối với kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe.

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu quy định tại Điều này thì trước ngày 01 tháng 01 năm 2028 phải hoàn thành việc bổ sung đủ vốn điều lệ và ký quỹ theo quy định.

3. Về vốn được cấp tối thiểu của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài:

3.1. Vốn được cấp tối thiểu của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài: (i) 250 tỷ đồng Việt Nam đối với kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe; (ii) 300 tỷ đồng Việt Nam đối với kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh; (iv) 400 tỷ đồng Việt Nam đối với kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh.

3.2. Vốn được cấp tối thiểu của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài: (i) 400 tỷ đồng Việt Nam đối với kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe; (ii) 450 tỷ đồng Việt Nam đối với kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe; (iii) 700 tỷ đồng Việt Nam đối với kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe.

Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực có số vốn được cấp thấp hơn mức vốn được cấp tối thiểu quy định tại Điều này thì trước ngày 01 tháng 01 năm 2028 phải hoàn thành việc bổ sung đủ vốn được cấp và ký quỹ theo quy định.

4. Về quản lý vốn chủ sở hữu:

Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải duy trì nguồn vốn chủ sở hữu bảo đảm biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu và đáp ứng các quy định: (i) Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp phép trước ngày 01 tháng 01 năm 2023: Trước ngày 01 tháng 01 năm 2028, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn pháp định quy định tại Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ; từ ngày 01 tháng 01 năm 2028, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại Điều 35 Nghị định này; (ii) Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp phép kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại Điều 35 Nghị định này.

Trong suốt quá trình hoạt động, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải duy trì nguồn vốn chủ sở hữu bảo đảm biên khả năng thanh toán của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu và đáp ứng các quy định: (i) Đối với các chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp phép trước ngày 01 tháng 01 năm 2023: Trước ngày 01 tháng 01 năm 2028, vốn được cấp, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn pháp định quy định tại Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP; từ ngày 01 tháng 01 năm 2028, vốn được cấp, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn được cấp tối thiểu theo quy định tại Điều 36 Nghị định này; (ii) Đối với các chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp phép kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, vốn được cấp, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn được cấp tối thiểu theo quy định tại Điều 36 Nghị định này.

5. Về cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới:

5.1. Đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài có trụ sở chính tại quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại trong đó có thỏa thuận về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

5.2. Đối tượng sử dụng dịch vụ bảo hiểm cung cấp qua biên giới là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

5.3. Điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới: Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Các điều kiện chung: (i) Có Giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cho phép thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến cung cấp qua biên giới tại Việt Nam và chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp ít nhất 10 năm tính tới thời điểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam; (ii) Có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cho phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam và xác nhận không vi phạm các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước ngoài trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

b) Các điều kiện về năng lực tài chính: (i) Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ đối với doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài; tối thiểu tương đương 100 triệu đô la Mỹ đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài vào năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam; (ii) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam; (iii) Hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liền kề trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

c) Các điều kiện về khả năng xử lý tổn thất: (i) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải ký quỹ tối thiểu 100 tỷ đồng Việt Nam tại ngân hàng được cấp Giấy phép tại Việt Nam và có thư bảo lãnh thanh toán của ngân hàng đó cam kết thanh toán trong trường hợp trách nhiệm của các hợp đồng bảo hiểm cung cấp qua biên giới tại Việt Nam vượt quá mức ký quỹ bắt buộc. Tiền ký quỹ chỉ được sử dụng để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài mất khả năng thanh toán theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thỏa thuận với ngân hàng nơi ký quỹ. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt trách nhiệm đối với các hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam; (ii) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải có quy trình giải quyết bồi thường trong đó nêu rõ thủ tục, trình tự xử lý tổn thất và thời hạn trả tiền bồi thường cho bên mua bảo hiểm tại Việt Nam. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài hoặc đại diện được ủy quyền phải có mặt tại nơi xảy ra tổn thất trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được thông báo tổn thất. Thời hạn giải quyết bồi thường tối đa theo quy định tại Điều 31 Luật Kinh doanh bảo hiểm; (iii) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp môi giới bảo hiểm cho trách nhiệm cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

5.4. Phương thức thực hiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam

a) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài khi cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải thực hiện thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

b) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải môi giới cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam.

Cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới cho các cá nhân, tổ chức không phải là doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam thì phải hợp tác với tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

6. Về Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm: Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm do Bộ Tài chính quản lý và sử dụng riêng theo từng loại hình bo hiểm: Bảo hiểm nhân thọ, bảo him phi nhân thọ và bo hiểm sức khỏe.

6.1. Hoạt động đầu tư của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được thực hiện như sau:

a) Nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ ch được thực hiện đầu tư tại Việt Nam để mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh, gửi tiền tại các ngân hàng thương mại.

Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực thi hành, toàn bộ số dư của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được thực hiện đầu tư tại Việt Nam đ mua trái phiếu Chính phủ;

b) Bộ Tài chính tự thực hiện hoặc ủy thác cho một tổ chức thực hiện đầu tư nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ. Trường hợp ủy thác đầu tư, tổ chức nhận ủy thác đu tư phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư phù hợp với nội dung nhận ủy thác đầu tư.

6.2. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng trong các trường hp sau:

a) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mt khả năng thanh toán và đã áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán nhưng vẫn không khắc phục được, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo quyết định của Bộ Tài chính về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán;

b) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản và Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng kể từ thời điểm Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản;

c) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyn giao danh mục hợp đng bảo hiểm từ các doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán thì Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng nhằm bo đảm bù đắp thiếu hụt giữa tài sản và trách nhiệm bảo hiểm, cũng như thiếu hụt các khoản dự phòng nghiệp vụ tương ứng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành k từ ngày ký. Thay thế các văn bản sau: (i) Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, trừ các Điều 10, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67. Các Điều 10, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67 của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2027; (ii) Chương III Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính;  (iii) Điều 1 Nghị định số 80/2019/NĐ-CP ngày 01/11/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh x số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21/3/2018 của Chính phủ./.

Tải về

Minh Đức
Tin khác
1 2