Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 của Sở Tư pháp Lào Cai
Triển khai Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gia mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030, Sở Tư pháp xây dựng Kế hoạch số 67/KH-STP ngày 30/10/2023.
Thực hiện Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và quản lý Nhà nước trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó với các thách thức từ không gian mạng trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhất là mối quan hệ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Chuyển đổi căn bản về nhận thức, cách làm và xây dựng phát triển lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng hiện đại, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Xác định các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện nhằm đảm bảo tập trung, xuyên suốt, đồng bộ và thống nhất. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị chức năng của các bộ, ngành trung ương liên quan trong quá trình thực hiện nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong phạm vi quản lý.
Mục tiêu tổng quát xây dựng không gian mạng phát triển văn minh, lành mạnh là động lực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Năng lực về bảo đảm an toàn, an ninh mạng được nâng cao, chủ động, sẵn sàng ứng phó với các nguy cơ, thách thức không gian mạng nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích và đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích và đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, công cuộc chuyển đổi số và quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, các cá nhân trên không gian mạng.
Mục tiêu đến năm 2025 nâng cao năng lực, thứ hạng về an toàn, an ninh mạng của đơn vị. Xây dựng hệ thống thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng có khả năng chỉ huy, kết nối, chia sẻ thông tin, tiếp nhận và xử lý các thông tin gây hại tới không gian mạng trên địa bàn tỉnh. Hình thành lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; đảm bảo mỗi đơn vị có một bộ phận làm đầu mối, chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở thực hiện công tác bảo đảm an toàn, an ninh theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin va an ninh mạng. Bảo vệ kết cấu hạ tầng không gian mạng và các hệ thống thông tin quan trọng của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Triển khai các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh mạng tiếp cận đông đảo tới người dùng Internet trên địa bàn tỉnh. Kinh phí phục vụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt tối thiểu 10% kinh phí chi cho chuyển số và ứng dụng công nghệ thông tin.
Mục tiêu đến năm 2030 duy trì và nâng cao năng lực, thứ hạng về an toàn, an ninh mạng của đơn vị góp phần nâng cao thứ hạng của tỉnh. Củng cố, tăng cường lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Phấn đấu 80-90% người sử dụng Intrernet có cơ hội tiếp cận các hoạt động nâng cao nhận thức, kỹ năng và công cụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Nhiệm vụ chung tăng cường các hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong phạm vi quản lý; tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ và các quy định liên quan của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và UBND tỉnh Lào Cai; ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ an toàn thông tin mạng của Việt Nam sản xuất, chế tạo và an ninh mạng tự chủ. Gắn kết công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng với công tác triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số và phát triển đô thị thông minh, kinh tế số, xã hội số. Phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý các thông tin vi phạm pháp luật trên môi trường mạng thuộc phạm vi quản lý; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, công bố và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định. Ưu tiên bố trí nguồn lực và các điều kiện cần thiết để triển khai công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trọng hoạt động nội bộ của cơ quan.
Nhiệm vụ cụ thể tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng phải đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; trong đó, Tiểu ban an toàn, an ninh mạng của tỉnh điều phối chung. Thường xuyên phổ biến, quán triệt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về an toàn, an ninh mạng; xác định an toàn, an ninh mạng là trọng tâm của quán trình chuyển đổi số, là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên và lâu dài. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh; chủ động rà soát, xã định rõ những vấn đề trọng tâm, trọng điểm để chỉ đạo triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả. Ưu tiên chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ, kỹ thuật an toàn, an ninh mạng; thúc đẩy nghiên cứu, tạo môi trường thuận lợi để các tổ chức, cá nhân thâm gia xây dựng công nghiệp an toàn thông tin mạng và công nghiệp an ninh mạng. Đẩy mạnh phổ biến kỹ năng tham gia không gian an toàn.
Hoàn thiện hành lang pháp lý thực hiện tham gia ý kiến, thẩm định các dự thảo văn bản Quy phạm pháp luật về an toàn, an ninh mạng về điều kiện kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng, nhất là các sản phẩm, dịch vụ sử dụng trong hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước; về bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong giao dịch điện tử, chuyển đổi số, hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số, bảo vệ thông tin cá nhân trên không gian mạng.
Bảo vệ hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số và kết cấu hạng tầng không gian mạng Bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong quá trình triển khai thực hiện chuyển đổi số. Xác định cấp độ an toàn thông tin và triển khai phương án đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đối với các nền tảng số, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quan trọng; ưu tiên sử dụng sản phẩm an toàn, an ninh mạng do Việt Nam sản xuất. Chủ động phát hiện và công bố các hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý trên các nền tảng số.
Bảo vệ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan Đảng, Nhà nước Nâng cao trách nhiệm, ý thức tự bảo vệ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi đơn vị quản lý. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Xây dựng, cập nhật và vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, an ninh mạng. Thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về bảo vệ an ninh mạng; xác định cấp độ và trách nhiệm bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo từng cấp độ và triển khai mô hình bảo vệ 4 lớp trước khi đưa vào sử dụng Ưu tiên sử dụng sản phẩm, giải pháp an toàn, an ninh mạng do Việt Nam sản xuất. Tăng cường nguồn lực, thường xuyên nâng cấp hệ thống, cập nhật bản quyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng về an toàn, an ninh mạng do công chức, viên chức và người lao động. Tối thiểu 1 năm/1 lần tham gia diễn tập, hướng dẫn, kiểm tra, ứng phó và ứng cứu sự an toàn, an ninh mạng.
Tạo lập niềm tin số, xây dựng môi trường mạng trung thực, văn minh, lành mạnh và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng Đẩy mạnh xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên không gian mạng phù hợp với tình hình thực tiễn trong quá trình chuyển đổi số, phát triển các website, trang mạng xã hội, tài khoản trên môi trường mạng uy tín, dễ tương tác để tuyên truyền, định hướng thông tin, dư luận và phản bác hiệu quả các thông tin tiêu cực về đất nước, con người Việt Nam. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên bố trí nguồn lực và điều kiện cần thiết để triển khai công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong hoạt động nội bộ của cơ quan. Kịp thời khen thưởng đối với các tổ chức, các nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025” và Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an ninh mạng” trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức, trang bị kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng tới toàn thể người sử dụng Internet; triển khai các hoạt động nhằm trang bị kỹ năng cho các nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội.
Kịp thời cung cấp các thông tin chính thống để người dân biết, cùng phản biện tin giả, thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng Tăng cường công tác phổ biến kiến thức, tình hình, xu hướng và các nguy cơ, hậu quả trong công tác an toàn, an ninh mạng của thế giới và trong nước để toàn thể người dân biết, thực hiện.
Đầu tư nguồn lực và bảo đảm kinh phí thực hiện các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở bảo đảm nhân lực phụ trách, chịu trách nhiệm về an toàn, an ninh mạng của đơn vị. Đầu tư nguồn nhân lực để xây dựng hệ thống kỹ thuật, thiết bị triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong hoạt động của đơn vị. Bố trí kinh phí chi cho chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và bảo đảm kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này.