Phổ biến, giáo dục về pháp luật phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh Lào Cai qua hình thức sân khấu hoá
Đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng phát động, lãnh đạo
góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm
tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; đồng thời bác bỏ
luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động, chống đối. Để
công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng triệt để, hiệu quả đẩy mạnh
công tác giáo dục, tuyên truyền, sâu rộng các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải
pháp, quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; về sự
nguy hại của tham nhũng, tiêu cực.
Đồng chí Giàng Thị Dung Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban tổ chức cuộc thi tặng hoa cho các đội thi
Thực hiện
ý kiến chỉ đạo của Thường trực tỉnh ủy Lào Cai tại
Thông báo số 1177-TB/TU ngày 14/12/2021 về điều chỉnh
mục tiêu, nhiệm vụ một số đề án trọng tâm của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa
XVI, Đề án 16 về nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu
quả công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng; bảo đảm sự lãnh đạo của
Đảng trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Lào Cai
giai đoạn 2020 – 2025, để triển khai hoạt động này ông Lê
Ngọc Quỳnh - Giám đốc Sở Tư pháp cho biết: Sở Tư pháp
tỉnh Lào Cai xây dựng các nội dung thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân
tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch số
257/KH-UBND ngày 18/7/2022 tổ chức Cuộc thi Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền
viên pháp luật giỏi về pháp luật phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn
tỉnh Lào Cai năm 2022. Đây là hình thức tuyên truyền mới, có sự sáng tạo, có yếu tố
nghệ thuật cũng là hoạt động khẳng
định việc góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm
tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong công
tác đấu tranh phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2022.
Ông Hoàng Văn Tuấn Phó giám đốc Sở Tư pháp cho biết Sở Tư pháp Lào Cai là
cơ quan thường trực tổ chức Cuộc thi đã tham mưu xây dựng các hồ sơ, nội dung, ban hành
Thể lệ và phối hợp Báo Lào Cai, Báo Pháp luật Việt Nam, Đài
Phát thanh – Truyền hình tỉnh đã thực hiện đưa tin về Cuộc thi. Xác định công
tác truyền thông là nhiệm vụ quan trọng góp phần tổ chức thành công Cuộc thi, ban hành 12 Bộ câu hỏi phần thi Kiến thức
pháp luật và 12 chủ đề phần thi Thuyết trình trên sân khấu; thành lập Ban Giám
khảo, Tổ thư ký giúp việc Ban Giám khảo Cuộc thi. Cuộc
thi được tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa theo đội gồm 12 đội thi, mỗi đội
có 5 thí sinh chính thức là các báo
cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã được
Chủ tịch UBND cùng cấp công nhận bằng Quyết định và các thí sinh phụ diễn
hỗ trợ.
Hoạt cảnh trong tiểu phẩm của Đội thi huyện Mường Khương
Bà Đặng Thị Thoa
trưởng phòng phổ biến, giáo dục pháp luật cho biết “đây không chỉ là
một cuộc thi để tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực mà đây còn là sân chơi tạo cơ hội cho
báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật giao lưu, trao đổi kinh
nghiệm công tác, nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp
luật; về tiếp cận pháp luật và xử lý tình huống pháp luật”.
Cuộc thi thu hút
được sự quan tâm của các cơ quan, đơn vị cử người tham dự phù hợp với điều
kiện, số lượng theo Thể lệ đặt ra và gửi cho Ban Tổ chức đúng thời gian quy định.
Các đội thi có sự đầu tư về cả nguồn lực và nhân lực, tích cực tập luyện cho phần
thi của đội mình; tập trung biên soạn bài giảng PowerPoint một cách ngắn gọn,
xúc tích và lựa chọn ra một báo cáo viên có kỹ năng tuyên truyền miệng, tự tin
thực hiện phần thi Thuyết trình trên sân khấu. Sở
Tư pháp – cơ quan thường trực của Ban Tổ chức Cuộc thi đã xây dựng 02 số ấn phẩm Thông
tin pháp lý (500 cuốn/số) với chuyên đề “Tìm hiểu quy định pháp luật về
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” và cập nhật văn bản, tin bài, thông báo,
thông tin về Cuộc thi trên Cổng thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật
tỉnh Lào Cai (https://pbgdpl.laocai.gov.vn); Hệ thống
Cổng bình chọn Cuộc thi (https://binhchoncuocthipctnlc.com). Đã
dự thảo 12 Bộ câu hỏi phần thi Kiến thức pháp luật (10 câu hỏi/bộ câu hỏi) và 12 chủ đề thuyết trình pháp luật với nội
dung về phòng, chống tham nhũng và tiêu cực. Sau
khi xây dựng dự thảo Bộ câu hỏi và đáp án, Ban Tổ chức đã thực hiện rà soát, chọn
lọc, thẩm định, biên tập và chỉnh sửa kỹ lưỡng, nghiêm túc trước khi đưa vào sử
dụng chính thức. Ban Tổ chức Cuộc thi đã phối hợp với Đài
Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lào Cai xây dựng kịch bản, phân công người dẫn
chương trình và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện ghi hình 12 đội
thi trong 02 ngày 06, 07/11/2022 tại Trung tâm Hội nghị thành phố Lào Cai. Ngay sau khi ghi hình xong, Đài PTTH Lào
Cai đã thực hiện biên tập, phát trailer và 12 số chương trình của 12 đội thi
trên sóng truyền hình Lào Cai vào 20h45p tối thứ 3 và tối Chủ nhật hằng tuần (từ
ngày 09/10/2022 đến ngày 15/11/2022).
Cuộc thi được tổ chức theo hình
thức sân khấu hóa, nội dung thi gồm 04 phần:
Chào hỏi, Kiến thức pháp luật, Tiểu phẩm pháp luật, Thuyết trình trên sân khấu
(thi không đối kháng). Trong phần thi Chào hỏi
mỗi
đội thi có tối đa 07 phút để trình bày giới thiệu những thông tin cơ bản, nét đặc
trưng về đặc điểm của đội mình; giới thiệu về các thành viên của đội mình với
nhiều hình thức phong phú như kịch, chèo, hò, vè, cải lương, … Nhiều đội thi có
màn Chào hỏi ấn tượng như: Đội thi số 05 (huyện Văn Bàn - đạt điểm tối đa 15
điểm); đội thi số 03 (thành phố Lào Cai); đội thi số 10 (khối các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh do Thanh tra tỉnh làm đội trưởng).
Trong phần thi Kiến thức pháp luật mỗi đội
thi có tối đa 02 phút vừa hỏi vừa trả lời. Có 9/12 đội
thi có phương án trả lời đúng và đạt được điểm tối đa. Thể hiện phần thi thuyết trình trên sân khấu có tối đa 15 phút để trình bày, các đội
thi đã biên soạn bài giảng PowerPoint một cách ngắn gọn, xúc tích và lựa chọn
ra một báo cáo viên có kỹ năng tuyên truyền miệng. Nhiều đội thi có sự thể hiện
phần thi này rất xuất sắc, có phong thái tự tin và thực hiện thuyết trình đúng
nội dung chủ đề đưa ra, có sự mở rộng, liên hệ làm rõ chủ đề như: Đội số 07 (huyện
Mường Khương); đội số 01 (huyện Bảo Yên); đội 12 (các cơ quan khối
Đảng, đoàn thể do Văn phòng Tỉnh ủy làm đội trưởng).
Phần thi Tiểu phẩm pháp luật có tối
đa 15 phút để trình bày, phần thi được các đội thi đầu tư kỹ lưỡng và công phu,
nội dung thiết thực, sinh động phù hợp với chủ đề phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực. Nhiều kịch bản rất sâu sắc, thể hiện sự kịch tính trong các mối quan hệ,
mâu thuẫn trong công việc, trong gia đình và xã hội liên quan đến công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được các đội thi giải quyết rất xuất sắc
với cách tháo gỡ mềm mại, khéo léo, không chỉ áp dụng pháp luật mà còn vận dụng
được truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc để phân tích đúng sai nhưng vẫn thể
hiện được sự cương quyết đấu tranh trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực. Phần thi tiểu phẩm pháp luật đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong Ban Tổ
chức, Ban Giám khảo và khán giả như đội số 08 (huyện Bát Xát), đội số 04
(huyện Bảo Thắng), đội số 03 (thành phố Lào Cai).
Cuộc thi đã áp dụng hệ thống Cổng
bình chọn chỉ trong thời gian chưa đủ 06 ngày (từ 09h00p ngày 17/11/2022 đến
23h59p ngày 22/11/2022) đã thu hút được 77.472 lượt truy cập website, 63.453 lượt
xem video. 12 đội thi đã huy động được 36.769 tài khoản đăng nhập với tổng số
50.174 lượt bình chọn; trong đó một số đội thi có số lượt tham
gia bình chọn đông đảo như: đội số 8 – huyện Bát Xát (7.268 lượt bình chọn), đội
5 – huyện Văn Bàn (6.612 lượt bình chọn), đội 01 – huyện Bảo Yên (5.795 lượt
bình chọn), đội 07 – huyện Mường Khương (4.846 lượt bình chọn)... Kết quả này
đã thể hiện sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia cổ
vũ cho các đội thi mà mình yêu thích; đồng thời thể hiện tinh thần chủ động học
tập, tự giác tìm hiểu, nâng cao hiểu biết pháp luật của Nhân dân nói chung,
pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng. Đáng
chú ý, đã có 55.134 lượt truy cập (chiếm ~71.2%) sử dụng giao diện Hệ thống Cổng
bình chọn trên điện thoại di động, 16.406 lượt truy cập (chiếm ~21.2%) sử dụng
máy tính bảng, 5.932 lượt truy cập (chiếm ~7.7%) sử dụng máy tính bàn. Kết quả
này thể hiện sự chủ động, đúng hướng của Ban Tổ chức khi thực hiện thiết kế
giao diện thi trên các thiết bị thông minh như điện thoại di động góp phần lan
tỏa về cuộc thi cũng như phổ biến rộng rãi quy định pháp luật về phòng, chống
tham nhũng trên các nền tảng mạng xã hội tạo thuận tiện cho người dân tham gia;
trở thành phương thức PBGDPL hữu hiệu trong bối cảnh yêu cầu tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước theo đúng tinh thần
của Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 02/12/2021 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, Nhân dân.
Việc tổ chức cuộc
thi tạo
cơ hội cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật giao lưu, trao đổi
kinh nghiệm công tác, nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục
pháp luật; thể hiện sự nghiêm túc, sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầu tư công phu vào tiết
mục dự thi; báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trình bày rõ ràng, lưu
loát, hiểu rõ được các quy định của pháp luật hiện hành về phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực. Hoạt động thiết thực góp phần vào công cuộc phòng, chống tham
nhũng của Đảng và Nhà nước ta. Nội
dung, hình thức tổ chức cuộc thi sinh động, hấp dẫn,
thiết thực, phù hợp với đối tượng dự thi và tình hình của đất nước. Phát huy
tính chủ động, sáng tạo, không khí sôi nổi, thu hút sự quan tâm,
hưởng ứng tham gia của đông đảo báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp
luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Tạo
ra một đợt sinh hoạt chính trị pháp lý quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức
pháp luật và thể hiện quyền, trách nhiệm của công dân tham gia vào công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cuộc thi trao giải
thưởng cho 12 đội thi với cơ cấu 01 giải nhất; 02
giải nhì; 3 giải ba: 3.000.000đ/giải; 6 giải khuyến khích. Đây
là hoạt động đóng góp quan trọng, thiết thực và ý
nghĩa của Cuộc thi vào triển khai Đề án số 16-ĐA/TU nói chung, hoạt động tuyên
truyền pháp luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng.
Có thể thấy, PBGDPL là nhiệm vụ của
cả hệ thống chính trị, đòi hỏi phải có sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính
quyền của cả ba cấp.Việc tổ chức Cuộc thi dưới hình thức sân khấu hóa là một
trong những nhiệm vụ quan trọng với mục
đích đổi mới nội dung, hình thức, đa dạng hóa các phương thức tuyên truyền,
PBGDPL; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, các nền tảng số để tăng tính
lan tỏa của thông tin, hướng tới nhiều đối tượng khác nhau; nâng cao nhận thức của cán
bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Để
cuộc thi được tổ chức có hiệu quả theo hướng đổi mới, thiết thực, phù hợp hàng năm,
trên cơ sở tổng kết Cuộc thi năm 2022, cần tăng cường
hơn nữa công tác truyền thông về Cuộc thi dưới nhiều hình thức; tăng
cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự vào cuộc tích cực của
chính quyền, đoàn thể các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân. Tăng cường
xã hội hóa, huy động sự tham gia đồng hành của các doanh nghiệp, tăng giá trị
giải thưởng tạo hứng khởi cho các đội thi và cần trang bị thêm kỹ năng phổ biến,
giáo dục pháp luật cho đội ngũ người làm công tác này trên địa bàn tỉnh Lào
Cai.