Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Công tác theo dõi thi hành pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
Lượt xem: 337

Tiếp tục triển khai thực hiện Luật TGPL năm 2017 và thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước tỉnh Lào Cai đã căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành, địa phương như: Văn bản số 1420/BTP-TGPL ngày 05/5/2022 của Bộ Tư pháp về việc thực hiện nội dung về trợ giúp pháp lý theo Quyết định 1719/2021/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Hướng dẫn số 921/HD-STP ngày 10/10/2022 của Sở Tư pháp về thực hiện một số hoạt động tại Nội dung 3 Tiểu dự án 1 Dự án 10 Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2022-2025…, để xây dựng và ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện (Kế hoạch số 143/KH-TTTGPL ngày 14/10/2022, Kế hoạch số 37/KH-TTTGPL ngày 13/3/2023). Cùng với các hoạt động TGPL theo Kế hoạch công tác năm đã được Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt, Trung tâm đã thực hiện và đạt được các kết quả cụ thể: Về tập huấn, trong  năm 2022, Trung tâm đã tổ chức 10 lớp tập huấn, trong đó có 02 lớp tập huấn về Luật Trợ giúp pháp lý 2017 và Thông tư số 03/2021/TT-BTP cho 140 học viên là lãnh đạo và cán bộ Tư pháp của 70 xã khu vực III theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ để triển khai thực hiện quy định về Trách nhiệm thông tin, giới thiệu về trợ giúp pháp lý của Phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp xã, việc sử dụng biểu mẫu giới thiệu về TGPL của UBND cấp xã; 08 lớp tập huấn điểm về tiếp cận trợ giúp pháp lý đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cho trên 400 đại biểu là trưởng thôn, trưởng bản, người uy tín trong cộng đồng trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Năm 2023, tổ chức 04 lớp tập huấn điểm về tiếp cận trợ giúp pháp lý đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cho trên 200 đại biểu là trưởng thôn, trưởng bản, người uy tín trong cộng đồng trên địa bàn huyện Bảo Yên, Văn Bàn, Bắc Hà và thị xã Sa Pa.

 Về truyền thông, Trung tâm và các Chi nhánh đã tổ chức được 137 đợt truyền thông trực tiếp điểm về trợ giúp pháp lý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (năm 2022: 51 đợt; năm 2023: 86 đợt) tới 137 điểm thôn, bản đặc biệt khó khăn với hơn 7.528 lượt người tham dự. Qua các đợt truyền thông trực tiếp điểm, đã truyền thông các quy định của Luật TGPL năm 2017 và các văn bản hướng dẫn, lồng ghép phổ biến các quy định pháp luật có liên quan thuộc lĩnh vực pháp luật về Hình sự, Dân sự; Hôn nhân và gia đình; Đất đai… nhằm giúp người dân được tiếp cận thông tin về trợ giúp pháp và kịp thời thụ hưởng chính sách trợ giúp pháp lý khi có vướng mắc pháp luật; đã tiếp nhận tư vấn pháp luật cho 626 lượt người có vướng mắc về pháp luật tại các buổi truyền thông.

 Về kết quả cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí từ 01/01/2022 đến 30/9/2023, Trung tâm TGPL đã tiếp nhận và thực hiện 1.576 vụ việc (tư vấn 770 vụ; tham gia tố tụng 802 vụ; đại diện ngoài tố tụng 04 vụ) cho 1.576 người, trong đó có 1.235 đối tượng là người dân tộc thiểu cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn (chiếm 78,3% trong tổng số đối tượng được trợ giúp pháp lý, ngoài ra trong các nhóm đối tượng khác như người nghèo, trẻ em, người bị buộc tội từ đủ 16 đến dưới 16 tuổi... cũng có trường hợp là người dân tộc thiểu số).

 Công tác thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được các cấp chính quyền địa phương cũng như các cơ quan, ban ngành, người có thẩm quyền trên địa bàn tỉnh quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện. Bên cạnh việc triển khai thực hiệc các quy định của Luật Trợ giúp pháp lý 2017, việc thực hiện các văn bản hướng dẫn thi hành cũng được các cấp, các ngành có liên quan nghiêm túc triển khai, đặc biệt là thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, Thông tư số 03/2021/TT-BTP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của luật trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý… Các cơ quan tiến hành tố tụng và các cấp chính quyền (đặc biệt là cấp xã) đã nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của chính sách, pháp luật về trợ giúp pháp lý trong đời sống xã hội, trách nhiệm trong công tác phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý, do đó hầu hết các vụ việc trợ giúp pháp lý đều được tiếp nhận và thực hiện kịp thời, bảo đảm quyền và lợi ích hơp pháp cho những người thuộc diện trợ giúp pháp lý.

 Việc tuân thủ chính sách, pháp luật về trợ giúp pháp lý của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh ngày càng được cải thiện, ý thức chấp hành pháp luật ngày càng được nâng lên. Các tổ chức, cá nhân luôn tuân thủ các quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý: trình tự, thủ tục, việc xác định đối tượng được trợ giúp pháp lý cũng như nguyên tắc thực hiện trợ giúp pháp lý.. không có vụ việc gây thiệt hại, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền đảm bảo tốt việc tuân thủ quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý, đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình giải quyết các vụ việc trợ giúp pháp lý cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định, tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của viên chức, người lao động trong công tác thi hành pháp luật, nâng cao tinh thần tuân thủ pháp luật, đảm bảo thực hiện tốt chính sách, pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Trong thời gian từ 01/01/2022 - 30/9/2023, qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị không có trường hợp nào bị khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về việc tuân thủ chính sách, pháp luật về công tác trợ giúp pháp lý của các cơ quan, người có thẩm quyền.

anh tin bai

Hội nghị tập huấn điểm về tiếp cận TGPL tổ chức tại huyện Bát Xát

 Qua công tác theo dõi thi hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và thực trạng hoạt động trong thời gian qua, đề nghị Bộ Tư pháp xem xét trong quá trình tham mưu xây dựng pháp luật sớm đề nghị sửa đổi Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 theo hướng mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý như: Bỏ điều kiện cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đối với người dân tộc thiểu số (đề nghị quy định người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi), bổ sung trường hợp người mới thoát nghèo được TGPL; tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn tập trung hoặc trực tuyến về kỹ năng tham gia tố tụng hình sự, dân sự, hành chính cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý, trong đó tập trung vào kỹ năng tiếp xúc đương sự, tham gia hỏi cung, tranh tụng; kỹ năng giao tiếp, nhất là tiếp xúc với các đối tượng đặc thù như người dân tộc thiểu số…Đề nghị Ủy ban Dân tộc nghiên cứu xây dựng và ban hành Chương trình phối hợp thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số từ cấp trung ương đến địa phương giữa các cơ quan, ban ngành có liên quan, tạo cơ chế huy động mạnh mẽ hơn sự tham gia trợ giúp pháp lý của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội./.

Mỹ Chi
Tin khác
1 2 3 4 5  ...