Tại kỳ họp thứ 3, ngày 16/6/2022, Quốc hội đã biểu quyết thông
qua Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) với 469/474 đại biểu tham gia biểu
quyết tán thành. Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023. Luật được thông qua có 7 chương
với 157 điều, quy định về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm; quyền và
nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; quản lý Nhà nước về hoạt động
kinh doanh bảo hiểm.
Luật
này quy định về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của
tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh
bảo hiểm. Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính
kinh doanh.
Đối tượng
áp dụng
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp
tái bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức, cá nhân
cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài (sau
đây gọi là chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam).
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp
bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam (sau
đây gọi là văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam).
Bên mua bảo hiểm, người được bảo
hiểm, người thụ hưởng.
Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt
động kinh doanh bảo hiểm.
Tổ chức, cá nhân có liên quan đến
hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Áp dụng
Luật Kinh doanh bảo hiểm, luật khác có liên quan và tập quán quốc tế
Trường hợp luật khác ban hành sau
ngày Luật này có hiệu lực thi hành cần quy định khác với quy định của Luật này
về hợp đồng bảo hiểm, thành lập, tổ chức hoạt động, hoạt động nghiệp vụ, tài
chính, hạch toán kế toán và báo cáo tài chính, khả năng thanh toán và biện pháp
can thiệp đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm thì phải xác định cụ thể nội dung thực hiện hoặc không thực
hiện theo quy định của Luật này.
Các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm,
tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm có thể thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế
trong trường hợp có ít nhất một trong các bên tham gia là tổ chức, cá nhân nước
ngoài hoặc các bên tham gia là tổ chức Việt Nam, công dân Việt Nam nhưng đối tượng
bảo hiểm hoặc việc thực hiện hợp đồng ở nước ngoài. Nếu hậu quả của việc áp dụng
tập quán quốc tế trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp
luật Việt Nam được áp dụng.
Chính
sách phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và các tổ chức hoạt động kinh doanh bảo
hiểm.
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ
cung cấp bảo hiểm vi mô nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng công
nghệ tiên tiến trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Nhà nước
khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi
mô đầu tư trở lại nền kinh tế, tái đầu tư, xây dựng thị trường bảo hiểm.
Nhà nước
khuyến khích, tạo điều kiện đối với việc triển khai và tham gia các sản phẩm bảo
hiểm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các sản phẩm bảo hiểm vi mô và các sản
phẩm bảo hiểm vì mục tiêu an sinh, xã hội.
Nguyên tắc
cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm
Tổ chức, cá nhân tại Việt Nam
có nhu cầu tham gia bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung
cấp bảo hiểm vi mô được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, trừ
trường hợp sử
dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Chính phủ quy định chi tiết việc
cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ môi giới bảo hiểm
qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới phù hợp với các điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Các loại hình bảo hiểm bao gồm: Bảo hiểm nhân thọ;) Bảo hiểm sức khỏe; Bảo hiểm phi nhân
thọ.
Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường
và an toàn xã hội.
Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật
khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng
tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm bắt buộc và được lựa chọn
tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai bảo hiểm
bắt buộc không được từ chối bán khi tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện mua bảo
hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định chi tiết về điều
kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt
buộc quy định tại khoản 2 Điều này.
Các hành
vi bị nghiêm cấm
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm,
kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo
hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép
thành lập và hoạt động.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm,
kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm
vi được cấp phép.
Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ
phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp
luật.
Thực hiện các
hành vi gian lận bao gồm:Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường,
trả tiền bảo hiểm trái pháp luật; Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin
trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm; Giả mạo tài liệu, cố ý làm
sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm
đã xảy ra; Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo
hiểm. Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh
doanh bảo hiểm nhằm mục đích sau đây:
Nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao gồm: xây dựng, thiết kế sản phẩm bảo hiểm,
đánh giá rủi ro, thẩm định, giao kết hợp đồng, quản lý hợp đồng, giám định tổn
thất, giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm; quản trị doanh nghiệp và phương
thức cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm;
Hiện đại hóa
công tác thống kê, báo cáo; cắt giảm thủ tục hành chính; xây dựng hệ thống công
nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm phục vụ
công tác quản lý, giám sát, phân tích, dự báo về thị trường bảo hiểm và phòng,
chống gian lận bảo hiểm.
Việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải tuân thủ quy định
của Luật này, pháp luật về giao dịch điện tử, công nghệ thông tin, an ninh mạng,
phòng, chống rửa tiền và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chính phủ
quy định những vấn đề mới phát sinh liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Cung cấp
dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng
Tổ chức, cá
nhân được phép cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng bao gồm:
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Đại lý bảo hiểm; Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Tổ chức, cá
nhân cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng thực hiện các quy
định sau đây: Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức tương hỗ
cung cấp bảo hiểm vi mô được chủ động lựa
chọn các hình thức cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng; Đại
lý bảo hiểm chỉ được cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng
trong phạm vi hợp đồng đại lý bảo hiểm; Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thực hiện cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng phải chịu
trách nhiệm với bên mua bảo hiểm nếu hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo
hiểm đó làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm; Tổ chức,
cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm trên môi trường mạng có trách nhiệm cung cấp
trung thực, chính xác các thông tin theo quy định tại Điều 22 của Luật này.