UBND thị xã Sa Pa tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hoà giải ở cơ sở
02/12/2021
Lượt xem: 335
Ngày 02/12/2021
tại Hội trường lớn UBND thị xã Sa Pa, UBND thị
xã Sa Pa tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng
nghiệp vụ công tác hoà giải ở cơ sở năm 2021.
Phát biểu
khai mạc Hội nghị, ông Đỗ Văn Tân-Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa nhấn mạnh: Từ
lâu hòa giải ở cơ sở là rất thiết cần
thiết và mang tính nhân văn cao trong giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm
pháp luật tại cộng đồng dân cư, ngày càng được người dân ghi nhận và được nhà
nước khuyến khích. Tuy nhiên chất lượng đội ngũ hòa giải viên vẫn là vấn đề
đáng quan tâm, đặc biệt là nhận thức của hòa giải viên nhiệm vụ hòa giải tại
xã, phường.
Quang cảnh Hội nghị
Tham dự có 242 đại
biểu là Công chức Tư pháp-Hộ tịch, Tổ trưởng các tổ hòa giải, hòa giải viên các xã, phường trên địa bàn thị xã. Tại hội nghị các hòa giải viên và tổ trưởng tổ hòa giải đã được
nghe đồng chí Đặng Thị Thoa - Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh - Trưởng phòng
phổ biến giáo dục pháp luật- Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai truyền đạt triển khai một
số kiến thức chung về hòa giải ở cơ sở; phạm
vi, nguyên tắc, quy trình hòa giải ở cơ sở. Thủ tục đề nghị công nhận kết quả hòa
giải thành ngoài Tòa án; triển
khai luật đất đai; tìm hiểu một số quy định
của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014. Một số nội dung
pháp luật dân sự, đất đai, tài nguyên môi trường. Các kỹ năng trong hoạt động
hòa giải cơ sở… Ngoài việc được cung cấp, cập nhật kiến thức pháp luật, hòa
giải viên còn được chia sẻ kinh nghiệm trong công tác hòa giải và giải đáp thắc
mắc một số vướng mắc tại cơ sở... từ
đó vận dụng trong hoạt động hòa giải ở cơ sở; nâng cao năng lực, chất lượng và
hiệu quả hoạt động của công tác hòa giải trong thời gian tới.
Hiện nay thị xã Sa Pa có 113 tổ hòa giải, với hơn 520 hòa giải viên đây là đội
ngũ đông đảo ở cơ sở đã kịp thời phối hợp nắm bắt hình, tâm tư nguyện vọng nhân
dân, tổ chức hòa giải không để xảy ra nhiều vụ việc mẫu thuẫn lớn trên địa bàn.
Trung bình mỗi năm các tổ hòa giải trên địa bàn thị xã đã tham gia tổ chức hòa
giải trên 400 vụ việc mâu thuẫn nhỏ, ở cơ sở. Tỷ lệ hòa giải thành đạt gần 80%.
Việc tổ chức lớp tập huấn có ý nghĩa thiết thực, thông qua đó hòa giải viên từng bước được nâng cao kiến
thức pháp luật, nghiệp vụ, cách thức giải quyết các tình huống tranh chấp xảy
ra trong Nhân dân trên địa bàn cư trú.
Thông
qua Hội nghị Tập huấn nhằm trang bị kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ cho
người làm công tác hòa giải ở cơ sở. Từ đó
vận dụng linh hoạt trong thực tiễn, tăng tỷ lệ hòa giải thành các vụ việc tại
cơ sở, giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết cộng đồng, góp phần ổn định
tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.
Nguyễn Thị Nga