Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Văn bản hợp nhất Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Lượt xem: 206

Ngày 16/6/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Văn bản số 11/VBHN-BTC hợp nhất Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/ 09/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Theo đó, Nghị định này quy định về đối tượng chịu thuế; áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Được áp dụng đối với: Người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; cơ quan hải quan, công chức hải quan; tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện các quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Một số quy định cụ thể của Nghị định này như sau:

1. Đối tượng chịu thuế gồm:

1.1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

1.2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào thị trường trong nước.

1.3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

1.4. Hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo quy định của pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư.

2. Áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

2.1. Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Việc áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định sau:

a) Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định tại Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/ 09/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan (sau đây gọi là Nghị định số 122/2016/NĐ-CP), Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/05/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định số 57/2020/NĐ-CP) và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

b) Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ (trừ hàng hóa nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan quy định tại điểm c khoản này) áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP , Nghị định số 57/2020/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

c) Hàng hóa đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không đáp ứng các điều kiện để hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP, Nghị định số 57/2020/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Hàng hóa đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước và đáp ứng các điều kiện khác để hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan đáp ứng các điều kiện để hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại các Nghị định của Chính phủ về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc và không đáp ứng các điều kiện để được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu.

d) Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ thuộc Danh mục hàng hóa áp dụng hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định về Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP, Nghị định số 57/2020/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

2.2. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi của một mặt hàng quy định tại Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thấp hơn so với mức thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định tại Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì được áp dụng mức thuế suất ưu đãi.

Người nộp thuế được xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế trong trường hợp đã nộp thuế nhập khẩu theo mức thuế suất ưu đãi đặc biệt cao hơn mức thuế suất ưu đãi.

3.  Thời hạn nộp thuế, bảo lãnh, đặt cọc số tiền thuế phải nộp:

3.1. Thời hạn nộp thuế quy định tại Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

3.2. Bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo một trong hai hình thức: Bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung.

a) Bảo lãnh riêng là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho một tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

b) Bảo lãnh chung là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho hai tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trở lên tại một hoặc nhiều Chi cục Hải quan. Bảo lãnh chung được trừ lùi, khôi phục tương ứng với số tiền thuế đã nộp;

c) Trường hợp tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung nhưng hết thời hạn bảo lãnh đối với từng tờ khai mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu có), tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay người nộp thuế vào ngân sách nhà nước trên cơ sở thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc thông báo của cơ quan hải quan;

d) Nội dung thư bảo lãnh, việc nộp thư bảo lãnh và kiểm tra, theo dõi, xử lý thư bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

3. 3. Trường hợp sử dụng hình thức đặt cọc tiền thuế nhập khẩu đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn), người nộp thuế phải nộp một khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc nhà nước.

Việc hoàn trả tiền đặt cọc thực hiện như quy định về hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

3.4. Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, quá thời hạn lưu giữ, doanh nghiệp chưa tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam thì cơ quan hải quan chuyển số tiền đặt cọc từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan vào ngân sách nhà nước; đối với trường hợp bảo lãnh thì tổ chức tín dụng có trách nhiệm nộp số tiền tương ứng với số tiền thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước trên cơ sở thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc thông báo của cơ quan hải quan.

4. Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế:

4.1. Về miễn thuế: Nghị định quy định cụ thể miễn thuế đối với: Hàng hóa của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển; quà biếu, quà tặng; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới; hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu; hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu; hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định; hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư; với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong thời hạn 05 năm; hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí; hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động đóng tàu, tàu biển xuất khẩu; giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hàng hóa nhập khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng; hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho giáo dục; hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường; hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền; hàng hóa không nhằm mục đích thương mại; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác; hàng hóa có trị giá tối thiểu, hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế. Một số quy định như sau:

4.1.1. Miễn thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới:

a) Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng hóa để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới do Bộ Công Thương công bố trong định mức quy định tại Phụ lục V Nghị định này được miễn thuế theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Trường hợp thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới phải kê khai, nộp thuế theo quy định.

b)  Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân của nước có chung đường biên giới nước ngoài được phép kinh doanh ở chợ biên giới phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định.

c) Hồ sơ miễn thuế:(i) Hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật hải quan; (ii) Người nộp thuế cung cấp thông tin về số định danh cá nhân hoặc xuất trình giấy thông hành biên giới hoặc xuất trình thẻ Căn cước công dân.

d) Thủ tục miễn thuế thực hiện theo Điều 31 Nghị định này.

4.1.2. Miễn thuế đối với giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật:

a) Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu để phục vụ trực tiếp cho hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 12 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

b) Căn cứ để xác định hàng hóa trong nước chưa sản xuất được thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

c) Căn cứ để xác định hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cần thiết nhập khẩu thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

d) Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định này.

4.1.3. Miễn thuế đối với hàng hóa có trị giá tối thiểu, hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh:

a) Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan từ 1.000.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có số tiền thuế phải nộp từ 100.000 đồng Việt Nam trở xuống được miễn thuế nhập khẩu.

Trường hợp hàng hóa có trị giá hải quan vượt quá 1.000.000 đồng Việt Nam hoặc có tổng số tiền thuế phải nộp trên 100.000 đồng Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu đối với toàn bộ lô hàng.

b) Hàng hóa có tổng trị giá hải quan từ 500.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có tống số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp từ 50.000 đồng Việt Nam trở xuống cho một lần xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Quy định tại khoản này không áp dụng đối với hàng hóa là quà biếu, quà tặng, hàng hóa mua bán trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh.

c) Hồ sơ miễn thuế: Hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

d) Thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.

4.2. Về giảm thuế:

a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan theo quy định tại Luật Hải quan năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nếu bị hư hỏng, mất mát do nguyên nhân khách quan được giảm thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

b) Hồ sơ đề nghị giảm thuế, gồm:

(i) Công văn đề nghị giảm thuế của người nộp thuế gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo các tiêu chí thông tin tại Mẫu số 3 Phụ lục VIIa hoặc công văn đề nghị giảm thuế theo Mẫu số 08 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

(i) Hợp đồng bảo hiểm, thông báo trả tiền bồi thường của tổ chức nhận bảo hiểm (nếu có), trường hợp hợp đồng bảo hiểm không bao gồm nội dung bồi thường về thuế phải có xác nhận của tổ chức bảo hiểm; hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận đền bù của hãng vận tải đối với trường hợp tổn thất do hãng vận tải gây ra (nếu có): 01 bản chụp;

(iii) Biên bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại của cơ quan chức năng tại địa bàn nơi phát sinh thiệt hại (biên bản xác nhận vụ cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy của địa phương nơi xảy ra vụ cháy; văn bản xác nhận của một trong các cơ quan, tổ chức có liên quan sau: Cơ quan Công an xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Ban quản lý khu công nghiệp; Ban quản lý khu chế xuất; Ban quản lý khu kinh tế; Ban quản lý cửa khẩu; Cảng vụ hàng hải; Cảng vụ hàng không nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng về thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại cho nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu): 01 bản chính.

(iv) Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa: 01 bản chính.

c) Thủ tục, thẩm quyền giảm thuế:

(i) Người nộp thuế nộp hồ sơ cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan hoặc chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản xác nhận về mức độ hư hỏng, mất mát, thiệt hại;

(ii) Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người nộp thuế nộp đủ hồ sơ theo quy định, Chi cục Hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra điều kiện giảm thuế và thực hiện giảm thuế trong thời hạn làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 23 Luật Hải quan;

(iii)Trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ sau thời điểm làm thủ tục hải quan:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm lập hồ sơ, kiểm tra thông tin, thẩm định tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và quyết định giảm thuế theo Mẫu số 12 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này hoặc thông báo cho người nộp thuế biết lý do không thuộc đối tượng giảm thuế, số tiền thuế phải nộp. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp cần kiểm tra thực tế đối với hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan để có đủ căn cứ giải quyết giảm thuế thì ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người nộp thuế và thực hiện các công việc quy định tại điểm này trong thời hạn tối đa là 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

4.3. Về hoàn thuế: Nghị định quy định hoàn thuế đối với: Hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập; hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất; với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất; hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm; trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế; không hoàn thuế đối với trường hợp có số tiền thuế tối thiểu./.

Tải về

Minh Đức
Tin khác
1 2 3 4