Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Lượt xem: 816

Ngày 20/6/2023, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã ký ban hành Quyết định số 17/2023/QĐ-UBND Quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất  trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Theo đó, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Lào Cai mà phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (sau đây viết tắt là Nghị định số 91/2019/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3, khoản 4 Điều 1 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ (sau đây viết tắt là Nghị định số 04/2022/NĐ-CP).

  Mức độ khôi phục tình trạng ban đầu của đất đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, khoản 2 Điều 13 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP và quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP

-  Các trường hợp vi phạm quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP phải khôi phục lại mục đích sử dụng đất trước khi vi phạm trừ trường hợp quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai.

-  Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP phải khôi phục lại mục đích sử dụng đất trước khi vi phạm, cụ thể: 

Mức độ khôi phục tình trạng ban đầu của đất đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 14 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP

-Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất phi nông nghiệp thì đối tượng vi phạm phải thực hiện việc phá dỡ, di chuyển các công trình, tài sản trên đất để trả lại mặt bằng trừ trường hợp quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai.

- Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp, sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng thì đối tượng vi phạm phải thực hiện biện pháp: Phá dỡ, di chuyển các công trình, tài sản trên đất để trả lại mặt bằng và khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai.

Mức độ khôi phục tình trạng ban đầu của đất đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điều 15 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP

- Trường hợp làm biến dạng địa hình do làm cho bề mặt đất thấp hoặc cao hơn so với thửa đất liền kề thì buộc đối tượng vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm bằng cách thực hiện khôi phục độ cao ban đầu của đất bằng các thửa đất liền kề và thực hiện cải tạo đất để sử dụng theo đúng mục đích trước khi vi phạm, không ảnh hưởng đến thửa đất xung quanh.

- Trường hợp làm biến dạng địa hình do lấp đất nuôi trồng thuỷ sản, đất sông, ngòi, kênh rạch, đất có mặt nước chuyên dùng thì buộc đối tượng vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

- Trường hợp làm biến dạng địa hình đối với đất trồng lúa thì buộc đối tượng vi phạm phải khôi phục lại mặt bằng đủ điều kiện trồng lúa.

- Trường hợp làm suy giảm chất lượng đất theo mục đích đã được xác định thì buộc đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm bằng cách cải tạo đất tương đương với chất lượng thửa đất ban đầu hoặc thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng.

- Trường hợp không thể khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất hoặc khi thực hiện san lấp, đắp lại mặt bằng như ban đầu có thể gây nguy hiểm cho người, các công trình xây dựng, sạt lở, vùi lấp thửa đất xung quanh, thì buộc phải thực hiện các biện pháp xây dựng các công trình bảo vệ để đưa toàn bộ diện tích đất sử dụng sai mục đích về trạng thái an toàn, cải tạo đất bảo đảm mục đích sử dụng đất trước khi vi phạm. Đối tượng vi phạm phải chịu trách nhiệm về chất lượng công trình khi xử lý khắc phục.

Mức độ khôi phục tình trạng ban đầu của đất đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điều 16 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP

- Trường hợp vi phạm tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP thì đối tượng vi phạm bị buộc phải thực hiện việc phá dỡ các công trình, tài sản, di chuyển các vật gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

- Trường hợp vi phạm tại khoản 2, khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Đối với các trường hợp vi phạm đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó.

Đối với các trường hợp vi phạm chưa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì thực hiện biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất theo Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023./.

Tải về

 

Hà Phương