Thông
tư số 54/2022/TT-BCA ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Bộ công an quy
định quy trình hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động quy định trình
tự tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động như sau:
Khảo sát địa bàn
Trước khi tiến hành hoạt động tuần tra, kiểm soát, đơn
vị Cảnh sát cơ động phải tiến hành khảo sát, nắm tình hình, thu thập thông tin,
tài liệu về địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến và xây dựng kế hoạch, phương án
tuần tra, kiểm soát.
Xây dựng, phê duyệt kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm
soát
Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tuần tra, kiểm soát:
Đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động từ cấp Tiểu
đoàn trở lên thực hiện tuần tra, kiểm soát có trách nhiệm xây dựng kế hoạch
tuần tra, kiểm soát bảo vệ mục tiêu; kế hoạch tuần tra, kiểm soát độc lập hoặc
phối hợp với Công an đơn vị, địa phương tuần tra, kiểm soát tại các địa bàn,
khu vực, mục tiêu, tuyến phức tạp về an ninh, trật tự theo chỉ đạo của người có
thẩm quyền hoặc trong trường hợp cần thiết.
Đơn vị Cảnh sát cơ động Công an cấp tỉnh thực hiện
hoạt động tuần tra, kiểm soát có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm
soát thường xuyên; kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát theo chuyên đề hoặc
trong các đợt cao điểm.
Kế hoạch tuần tra, kiểm soát bao gồm các nội dung cơ
bản sau: Mục đích, yêu cầu; thời gian, phạm vi; nhiệm vụ, biện pháp, phương
pháp thực hiện; công tác chỉ đạo, phân công nhiệm vụ và phối hợp giữa các lực
lượng; điều kiện đảm bảo.
Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt kế hoạch tuần tra, kiểm
soát do Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động xây dựng trong trường hợp cần thiết khi địa
bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến phức tạp về an ninh, trật tự hoặc khi có sự kiện
chính trị quan trọng liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều đơn vị, địa
phương;
Tư lệnh Cảnh sát cơ động quyết định và phê duyệt kế
hoạch tuần tra, kiểm soát do các đơn vị trực thuộc xây dựng. Đối với kế hoạch
phối hợp tuần tra, kiểm soát theo đề nghị của Công an các đơn vị, địa phương
thuộc địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến cấp Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn, Đoàn,
Trung tâm huấn luyện được giao phụ trách phải do cấp Trung đoàn, Đoàn, Trung
tâm huấn luyện xây dựng và báo cáo Tư lệnh Cảnh sát cơ động quyết định, phê
duyệt;
Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định và phê duyệt kế
hoạch tuần tra, kiểm soát do Phòng Cảnh sát bảo vệ, Trung đoàn Cảnh sát cơ
động, Phòng Cảnh sát cơ động Công an cấp tỉnh xây dựng;
Thủ trưởng cấp trên trực tiếp phê duyệt kế hoạch tuần
tra kiểm, soát của cấp dưới xây dựng.
Xây dựng, phê duyệt phương án tuần tra, kiểm soát được
thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Việc quản lý, sử dụng kế hoạch, phương án tuần tra,
kiểm soát được thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
Ra quân làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát
Căn cứ tình hình thực tế và kế hoạch, phương án tuần
tra, kiểm soát, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động phân công Trưởng ca, Tổ
trưởng, số lượng cán bộ, chiến sĩ trong mỗi tổ và vũ khí, vật liệu nổ, công
cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để
tiến hành tuần tra, kiểm soát.
Trưởng ca tuần tra, kiểm soát là chỉ huy cấp Đại đội
và tương đương trở lên, thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Thông tư này và
có trách nhiệm:
Phân
công, kiểm tra quân số, vũ khí, vật liệu nổ, công
cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ trong
ca tuần tra;
Kiểm
tra công tác chuẩn bị trước khi làm nhiệm vụ; ra mệnh lệnh hành quân đến địa
bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến làm nhiệm vụ theo đúng kế hoạch, phương án;
Tiếp
nhận, xử lý thông tin của tổ tuần tra, kiểm soát về các tình huống xảy ra trong
tuần tra, kiểm soát, báo cáo cấp có thẩm quyền khi có tình huống phức tạp xảy
ra.
Tổ trưởng tổ tuần tra, kiểm soát là sĩ quan nghiệp vụ
Công an nhân dân, thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Thông tư này và có
trách nhiệm:
Quán
triệt kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát, tư thế, lễ tiết, tác phong, quy
tắc ứng xử đến cán bộ, chiến sĩ thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát;
Đôn
đốc cán bộ, chiến sĩ thực hiện công tác chuẩn bị tuần tra, kiểm soát, chuẩn
bị vũ khí, vật liệu nổ, công
cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và tập trung theo lệnh của Trưởng ca;
Nắm
tình hình, chỉ huy, điều hành các nhiệm vụ của tổ tuần tra, kiểm soát, theo
đúng địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến và phân công vị trí, nhiệm vụ cho từng
cán bộ, chiến sĩ; kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền;
Thực
hiện chế độ thông tin liên lạc với cán bộ, chiến sĩ, Trưởng ca tuần tra, kiểm
soát và các cơ quan liên quan khi cần thiết; báo cáo kịp thời cho Trưởng ca khi
có vụ việc đột xuất, phức tạp;
Ghi sổ nhật ký tuần tra, kiểm soát; sổ bàn giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện,
thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo
quy định tại Điều 17 Thông tư này; tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả thực
hiện ca tuần tra, kiểm soát.
Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu
Cảnh sát cơ động kiểm soát người, phương
tiện, đồ vật, tài liệu trong các trường hợp quy định tại khoản
4 Điều 12 Luật Cảnh sát cơ động.
Việc
xử lý các trường hợp thuộc khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại
Điều 19, Điều 20 Thông tư này.
Hiệu
lệnh thực hiện kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động được thực hiện bằng các
hình thức sau:
Bằng
tay, gậy chỉ huy;
Còi,
loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra được sử dụng khi tuần
tra, kiểm soát trên phương tiện giao thông;
Đèn
tín hiệu, biển báo hiệu, Barie hoặc rào chắn được sử dụng khi tuần tra, kiểm
soát trên khu vực, địa bàn, mục tiêu, tuyến phức tạp về an ninh, trật tự.
Cán bộ, chiến sĩ tuần tra, kiểm soát lựa chọn vị trí,
hình thức ra hiệu lệnh thực hiện kiểm tra, kiểm soát phải đảm bảo khoảng cách
an toàn và công khai hiệu lệnh thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đúng quy định
của pháp luật.
Ghi sổ
nhật ký tuần tra, kiểm soát; sổ bàn giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ,
phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
Khi giải
quyết xong từng vụ việc vi phạm phải ghi ngay vào sổ nhật ký tuần tra, kiểm
soát.
Ghi sổ
nhật ký tóm tắt theo thứ tự thời gian, gồm: Thời gian (giờ, phút, ngày); địa
điểm (vị trí, địa danh, địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến); nội dung kiểm tra,
kiểm soát; biện pháp xử lý: Nhắc nhở, quyết định xử phạt cảnh cáo, phạt tiền
(số thứ tự), biên bản đã lập (số thứ tự), việc áp dụng biện pháp ngăn chặn,
biện pháp khác.
Ghi sổ
bàn giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật
nghiệp vụ theo thứ tự thời gian, địa điểm, số lượng, tình trạng và ký bên giao,
ký bên nhận.
Kết thúc tuần tra, kiểm soát Tổ trưởng tổ tuần tra phải tổng hợp báo cáo
kết quả công tác và kết quả xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự trong
ca tuần tra, kiểm soát. Tổ trưởng tổ tuần tra kiểm tra toàn bộ tài liệu, vũ khí, vật liệu nổ, công
cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ bàn
giao cho đơn vị theo quy định. Tổng hợp tình hình có liên quan đến
địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến tuần tra, kiểm soát. Lưu trữ tài liệu về hoạt
động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật và Bộ Công an.
Khi phát hiện vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, cán
bộ, chiến sĩ tuần tra, kiểm soát phải ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm
và thông báo hành vi vi phạm cho người vi phạm biết. Trường hợp hành vi vi phạm
pháp luật là vi phạm hành chính thì cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện hoạt động
tuần tra, kiểm soát ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền
xử phạt của mình; trường hợp không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì lập
biên bản, áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết và chuyển ngay cho người có
thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp phát hiện người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã thì cán bộ,
chiến sĩ đang thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát phải ngăn chặn, bắt giữ,
vô hiệu hóa hành vi vi phạm và báo cáo ngay người có thẩm quyền để giải quyết
theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện người có quyết
định truy tìm thì cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát
ghi nhận thông tin về người đó (đặc điểm về người, trang phục, phương
tiện và các đặc điểm khác) đồng thời báo cáo Trưởng ca liên hệ, phối hợp
với cơ quan ra quyết định truy tìm hoặc Công an xã, phường, thị trấn xử lý theo
đúng quy định. Trường hợp phát hiện phương tiện, đồ vật, tài liệu,
tài sản có quyết định truy tìm thì cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện hoạt động
tuần tra, kiểm soát bảo vệ hiện trường hoặc ghi nhận thông tin về phương tiện,
đồ vật, tài liệu, tài sản đó, đồng thời báo cáo để Trưởng ca liên hệ, phối hợp
với cơ quan ra quyết định truy tìm hoặc Công an xã, phường, thị trấn xử lý theo
đúng quy định.
Tổ chức xử lý vi phạm pháp
luật về an ninh, trật tự:
Đơn vị
Cảnh sát cơ động thuộc Công an các đơn vị, địa phương có thẩm quyền xử lý vi
phạm pháp luật về an ninh, trật tự bố trí cán bộ Cảnh sát cơ động và địa điểm
giải quyết, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an;
Địa điểm giải quyết vi phạm
pháp luật về an ninh, trật tự bố trí ở vị trí thuận lợi, có diện tích phù hợp,
trang nghiêm, có chỗ ngồi cho người đến liên hệ giải quyết; niêm yết sơ đồ chỉ
dẫn nơi làm việc, lịch tiếp dân; biển chức danh của cán bộ làm nhiệm vụ; số
điện thoại; nội quy tiếp dân; hòm thư góp ý và nội dung một số văn bản có liên
quan đến xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự.
Trình
tự giải quyết vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự tại trụ sở đơn vị, thực
hiện như sau:
Tiếp nhận
biên bản vi phạm hành chính từ người vi phạm đối chiếu với hồ sơ vi phạm
(trường hợp làm mất biên bản vi phạm hành chính, phải đối chiếu kỹ thông tin về
nhân thân của người vi phạm với hồ sơ vi phạm); không giải quyết vụ việc đối
với người trung gian (trừ trường hợp được ủy quyền theo quy định của pháp luật)
hoặc ngoài vị trí quy định giải quyết vi phạm hành chính của đơn vị;
Thông báo
hình thức, mức xử phạt, biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác;
Giao
quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người bị xử phạt hoặc người đại diện
hợp pháp, người được ủy quyền;
Tiếp
nhận, kiểm tra, đối chiếu biên lai thu tiền phạt (hoặc chứng từ thu, nộp tiền
phạt khác theo quy định của pháp luật) với hồ sơ vi phạm hành chính và lưu hồ
sơ;
Trả lại
tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ theo thủ tục hành chính (trừ trường
hợp bị tước quyền sử dụng hoặc bị tịch thu) cho người vi phạm hoặc chủ sở hữu
có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã
được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo
quy định của pháp luật. Nếu cá nhân, tổ chức nêu trên ủy quyền cho người khác
đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy tờ thì phải có văn bản ủy quyền theo
quy định của pháp luật. Khi trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề bị tạm giữ phải có quyết định và lập biên bản theo quy định;
Trường
hợp cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện nộp phạt vi phạm hành chính qua tài
khoản, dịch vụ bưu chính công ích, Cổng dịch vụ Công quốc gia, Cổng dịch vụ
Công Bộ Công an thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và của Bộ
Công an.