Thu chi tài chính cho tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích, hoạt động lễ hội
Ngày 19/01/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội (sau đây gọi là Thông tư số 04/2023/TT-BTC).
Theo đó, Thông
tư số 04/2023/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức
lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.
Lễ hội
quy định tại Thông tư số 04/2023/TT-BTC gồm: lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa,
lễ hội ngành nghề, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài (theo Điều
3 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ
chức lễ hội)
Di tích quy định tại Thông tư số
04/2023/TT-BTC gồm: Di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo
cổ, danh lam thắng cảnh (theo Điều
11 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Di sản văn hóa)
Về quản lý, thu chi tài chính
cho công tác tổ chức lễ hội
Thông tư
số 04/2023/TT-BTC quy định nguồn tài chính để tổ chức lễ hội gồm (i)
Tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội; hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ
chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; (ii) Thu từ hoạt động dịch vụ trong khu
vực tổ chức lễ hội, bao gồm cho thuê địa điểm bán hàng lưu niệm, đồ ăn uống,
quay phim, chụp ảnh, trông giữ xe, vận chuyển du khách và dịch vụ khác phù hợp
với quy định của địa phương; (iii) Tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi mở
tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại theo quy định; (iv) Ngân sách nhà nước
hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống (nếu có).
Nội dung
chi tùy theo từng lễ hội bao gồm: (i) Chi các hoạt động thông tin tuyên
truyền, quảng bá về lễ hội; (ii) Chi phí treo, đặt các bảng, biển chỉ dẫn,
trang trí, âm thanh, ánh sáng tạo sức hấp dẫn đối với khách tham gia, nghiên cứu
lễ hội; (iii) Chi phục dựng, trình diễn, biểu diễn và thực hiện nghi lễ truyền
thống; (iv) Chi ứng dụng khoa học, công nghệ trong tổ chức lễ hội; chi tổ chức
các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể thao, hội nghị, hội thảo
và các sự kiện giới thiệu về giá trị văn hóa của lễ hội; (v) Chi công tác bảo đảm
an ninh trật tự, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống
cháy nổ trong khu vực lễ hội; (vi) Chi văn phòng phẩm, in ấn, phô tô tài liệu,
tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, cước phí bưu chính, cước phí
internet, lễ tân, khánh tiết, tiền sử dụng dịch vụ kỹ thuật, thuê địa điểm, thiết
bị, nhân sự phục vụ sự kiện và thuê khác; (vii) Chi thù lao cho các thành viên
của Ban tổ chức lễ hội và những người được Ban tổ chức lễ hội cử tham gia hoạt
động lễ hội; (viii) Chi hương, hoa, lễ vật, đèn nhang; chi hoạt động từ thiện,
nhân đạo; các khoản chi khác tùy theo thực tế của từng lễ hội.
Mức chi
do Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội quyết định theo Quy chế tổ chức, tài chính lễ
hội, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế, tiết kiệm, hiệu quả; khuyến khích
thực hiện theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định.
Về
quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội
Theo quy
định tại Thông tư số 04/2023/TT-BTC, tiền công đức, tài trợ được tiếp nhận
qua các hình thức sau:
Thứ nhất:
Mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản
ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt
động lễ hội theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử.
Thứ hai: Tiếp
nhận tiền mặt: Cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận.
Đối với tiền trong hòm công đức (nếu có), định kỳ hằng ngày hoặc hằng tuần thực
hiện kiểm đếm, ghi tổng số tiền tiếp nhận. Đối với các khoản tiền đặt không
đúng nơi quy định, không phù hợp với việc thực hiện nếp sống văn minh tại di
tích được thu gom để kiểm đếm hoặc bỏ vào hòm công đức để kiểm đếm chung. Đối với
số tiền mặt tạm thời chưa sử dụng thì gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước
hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch các khoản
công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đã tiếp nhận.
Thứ ba: Tiếp
nhận giấy tờ có giá: Mở sổ ghi tên giấy tờ có giá, số tiền ghi trên giấy tờ có
giá, tổ chức phát hành. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý,
sử dụng di tích chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng giấy tờ có giá, bao gồm
thanh toán trước hạn hoặc thanh toán khi đến hạn, tùy theo yêu cầu quản lý và
nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).
Thứ tư: Tiếp
nhận kim khí quý, đá quý: Mở sổ ghi tên kim khí quý, đá quý và giá trị tương ứng
theo tài liệu do tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho cung cấp. Tổ chức, cá nhân là
chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích chịu trách nhiệm về quản lý
và sử dụng kim khí quý, đá quý, bao gồm tổ chức bán đấu giá, bán cho ngân hàng
thương mại hoặc đưa vào lưu giữ, trưng bày tại di tích, tùy theo yêu cầu quản
lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).
Nội dung chi, mức chi bảo vệ và phát huy giá trị di tích gồm các khoản chi
thường xuyên bao gồm: (i) Chi tiền lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp
theo tiền lương cho người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, hợp đồng làm
việc tại di tích; (ii) Chi thù lao cho người được cử trông coi hoặc cử tham gia
các hoạt động tại di tích không thuộc đối tượng tại (i); (iii) Chi thanh toán dịch
vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, liên lạc, hội nghị, công tác phí,
chi phí nghiệp vụ chuyên môn, lễ tân, khánh tiết, chi phí thuê mướn; chi mua sắm,
sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn; (iv) các khoản chi khác theo quy
định của pháp luật và các khoản chi đặc thù bao gồm: Chi các hoạt động thông
tin tuyên truyền, quảng bá về di tích; chi phí treo, đặt các bảng, biển chỉ dẫn,
trang trí, âm thanh, ánh sáng tạo sức hấp dẫn đối với khách tham quan, du lịch,
nghiên cứu di tích; chi công tác bảo đảm an ninh trật tự, y tế, vệ sinh an toàn
thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai, dịch
bệnh; chi bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên di tích; chi tu bổ, phục hồi di tích
(trường hợp chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ); chi bảo
dưỡng, sửa chữa thường xuyên; cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ
thuộc di tích gồm nhà làm việc, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, nhà vệ sinh, đường
nội bộ, đường điện, cấp thoát nước, bãi đỗ xe, tường rào khuôn viên và công
trình tương tự khác phù hợp với quy định của pháp luật; chi ứng dụng khoa học
công nghệ, công nghệ số nhằm hỗ trợ nâng cao trải nghiệm của khách tham quan,
du lịch, nghiên cứu di tích; chi trồng và chăm sóc cây hoa, cây cảnh trong phạm
vi địa bàn di tích; chi phí về chuyển giao quyền tài sản theo quy định của pháp
luật dân sự; bán đấu giá tài sản; thuê định giá kim khí quý, đá quý; thuê giám
định hiện vật được phép mua bán, trao đổi, tặng cho theo quy định của pháp luật;
chi hương, hoa, lễ vật, đèn nhang; chi hoạt động từ thiện, nhân đạo; các khoản
chi khác tùy theo thực tế của từng loại di tích và chủ thể là chủ sở hữu hoặc
được giao quản lý, sử dụng di tích.
Mức chi do người đứng đầu của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản
lý, sử dụng di tích quyết định, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế, tiết kiệm,
hiệu quả; khuyến khích thực hiện theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân
sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Thông
tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 3 năm 2023.
Tổ chức, cá nhân là chủ
sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích thuộc đối tượng áp dụng quy định
tại Điều 13 và Điều 14 Thông tư này tiếp tục thực hiện quản lý, sử dụng tiền
công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo quy định hiện hành của cấp
có thẩm quyền cho đến khi có Quyết định mới hoặc Quyết định sửa đổi, bổ sung của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài
trợ cho di tích và hoạt động lễ hội áp dụng tại di tích theo quy định tại Điều
13 hoặc Điều 14 Thông tư này.