Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Nhiệm vụ quyền hạn hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động
Lượt xem: 149

Thông tư số 54/2022/TT-BCA ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Bộ công an quy định quy trình hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động. Thông tư này quy định về thẩm quyền điều động và phân công, phân cấp tuần tra, kiểm soát; nhiệm vụ, quyền hạn, đối tượng, hình thức, trình tự tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự và trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động. Việc tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động trong trường hợp được huy động phối hợp với Cảnh sát giao thông tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Thông tư này áp dụng đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát cơ động; cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động dự bị chiến đấu (sau đây gọi chung là cán bộ, chiến sĩ) khi thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát; Công an các đơn vị, địa phương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Nguyên tắc của hoạt động tuần tra, kiểm soát

Tuân thủ quy định của Thông tư này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệnh Công an nhân dân; thực hiện đúng kế hoạch, phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật; chủ động trấn áp người có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ theo đúng quy định của pháp luật.

Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động khi thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát phải sử dụng trang phục, công an hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động khi ra quân thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Khi tiếp xúc với Nhân dân và người có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự phải có tác phong, thái độ, văn hóa ứng xử đúng mực và phù hợp.

Nghiêm cấm lợi dụng hoạt động tuần tra, kiểm soát để sách nhiễu, gây phiền hà Nhân dân, xâm hại lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác.

Thẩm quyền điều động Cảnh sát cơ động thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Luật Cảnh sát cơ động.

Trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc lực lượng Cảnh sát cơ động thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát trên phạm vi toàn quốc.

Tổ chức lực lượng của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động thực hiện tuần tra, kiểm soát độc lập hoặc chủ trì, phối hợp với Công an đơn vị, địa phương tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát tại các địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến phức tạp về an ninh, trật tự hoặc khi có sự kiện chính trị quan trọng trong trường hợp cần thiết.

Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công an bố trí lực lượng Cảnh sát cơ động thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát tại các địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến phức tạp về an ninh, trật tự hoặc khi có sự kiện chính trị quan trọng. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát trên phạm vi toàn quốc.

Trách nhiệm của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh) có trách nhiệm:

Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát cơ động thuộc quyền thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát trên phạm vi địa bàn quản lý;

Phân công, tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát của lực lượng Cảnh sát cơ động thuộc quyền.

Phòng Cảnh sát bảo vệ, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hồ Chí Minh và Phòng Cảnh sát cơ động Công an cấp tỉnh có trách nhiệm:

Tham mưu giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định bố trí các đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc quyền tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền;

Bố trí lực lượng, tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định;

Chủ trì, phối hợp với Công an cấp huyện thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát trên địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến phức tạp về an ninh, trật tự hoặc khi có sự kiện chính trị quan trọng.

Nhiệm vụ

Chấp hành nghiêm sự chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên và kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bảo đảm an ninh, trật tự trong phạm vi địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến tuần tra, kiểm soát; phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật.

Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an nhân dân, Công an địa phương đấu tranh phòng, chống tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật khác thuộc địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến được phân công tuần tra, kiểm soát.

Báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức liên quan có biện pháp khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự.

Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm an ninh, trật tự và chấp hành pháp luật về an ninh, trật tự.

Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Quyền hạn

Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Cảnh sát cơ động.

Phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.

Huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 16 Luật Cảnh sát cơ động.

Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ hoạt động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Đối tượng tuần tra gồm: Địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến được phân công. Đối tượng kiểm soát gồm: Người, phương tiện, đồ vật, tài liệu.

Tuần tra, kiểm soát công khai gồm:

Tuần tra, kiểm soát cơ động chiến đấu;

Kiểm soát tại điểm, chốt trong địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến tuần tra, kiểm soát.

Trường hợp kiểm soát tại một điểm, chốt phải có kế hoạch, phương án được người có thẩm quyền phê duyệt.

Khi tuần tra, kiểm soát công khai phải sử dụng trang phục, công an hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân theo quy định; sử dụng phương tiện giao thông hoặc đi bộ để tuần tra, kiểm soát trong phạm vi địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến được phân công; sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

Phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác khi có yêu cầu;

Khi có diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự.

Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang.

Việc thực hiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát được Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt.

Khi tuần tra, kiểm soát phải bố trí cán bộ hóa trang (mặc thường phục) để nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự trong phạm vi khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật.

Minh Hương
Tin khác
1 2 3 4 5  ...