Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Bài 3: Hoạt động phòng thủ dân sự khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm hoạ
Lượt xem: 94

Luật Phòng thủ dân sự, tại Mục 2, Chương II quy định về Hoạt động phòng thủ dân sự khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm hoạ  từ Điều 18 đến Điều 19 như sau:  

Biện pháp được áp dụng khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa (Điều 18), Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng biện pháp quy định tại các luật khác có liên quan và biện pháp sau đây:

Hướng dẫn và thực hiện sơ tán người, tài sản đến khu vực an toàn; bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người tại địa điểm sơ tán;

Đặt biển báo hiệu, trạm gác và hạn chế người, phương tiện vào khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa;

Ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chuyên trách tiếp cận hiện trường để kịp thời tiến hành các biện pháp ứng phó với sự cố, thảm họa;

Tạm dừng một số hoạt động có thể làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa hoặc giảm hiệu quả các biện pháp ứng phó với sự cố, thảm họa;

Chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó sự cố, thảm họa.

Chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị (Điều 19), công tác chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị bao gồm:

Rà soát, điều chỉnh kế hoạch, xây dựng phương án huy động lực lượng, phương tiện để ứng phó với sự cố, thảm họa;

Kiểm tra trang thiết bị hiện có; bổ sung trang thiết bị cho các khu vực trọng yếu;

Rà soát, chuẩn bị vật chất đảm bảo, địa điểm tập kết, tránh trú cho người dân;

Tăng cường bảo đảm thông tin liên lạc cho các lực lượng ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố, thảm họa; chuẩn bị tiếp nhận nhân lực, cơ sở hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin tại khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố, thảm họa;

Tăng cường lực lượng trực, triển khai trước một bộ phận ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố, thảm họa để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Nguyễn Lê
Tin khác
1 2 3 4 5  ...