Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại các xã duy trì và phấn đấu hoàn thành “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Lượt xem: 125

Để thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo hoàn thành các mục tiêu về nông thôn mới tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025 và Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh uỷ về phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025. Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch số 104/KH-BCĐ ngày 15/02/2024 triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại các xã duy trì và phấn đấu hoàn thành “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” đến năm 2025.

Mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025, trên địa bàn tỉnh có 84/127 xã được công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”. Các sở, ban, ngành căn cứ vào nội dung được UBND tỉnh phân công phụ trách các chỉ tiêu, tiêu chí, nội dung thành phần tại Quyết định số 2509/QĐ-UBND ngày 27/10/2022, phối hợp với BCĐ các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã hướng dẫn và tổ chức thực hiện, đồng thời chủ động đánh giá và thẩm định các tiêu chí của các xã phấn đấu hoàn thành đến năm 2025. BCĐ, UBND cấp huyện tập trung cả hệ thống chính trị, huy động nhân lực, vật lực và vận động Nhân dân duy trì mức độ đạt chuẩn 19 tiêu chí nông thôn mới tại các xã đã được công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” và tích cực triển khai thực hiện, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí chưa đạt chuẩn tại các xã phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới trong năm 2024, năm 2025; đồng thời phân công các đồng chí Ban Thường vụ huyện ủy, thành viên BCĐ (cấp huyện) chỉ đạo và phụ trách xã, đảm bảo đến đúng thời gian quy định hàng năm hoàn thiện hồ sơ công nhận các xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Kế hoạch. BCĐ, UBND cấp xã, Ban Quản lý các xã xây dựng Kế hoạch chi tiết để thực hiện các tiêu chí chưa đạt và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã hoàn thành đảm bảo bền vững. Đối với các tiêu chí: Nhà ở, thu nhập, nghèo đa chiều, y tế, môi trường và ATTP, … BCĐ, UBND cấp huyện, cấp xã vận động Nhân dân triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả, chất lượng.

Quan điểm chỉ đạo UBND cấp huyện tăng cường chỉ đạo các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới có kế hoạch chi tiết để duy trì và hoàn thiện các chỉ tiêu, tiêu chí chưa đạt chuẩn. Chủ động cân đối và bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách huyện, huy động xã hội hoá, vận động nhân dân để thực hiện các nội dung công việc như: nâng cấp nhà văn hóa thôn, chỉnh trang nhà ở, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt, các công trình phụ trợ trường học, trạm y tế nhằm đảm bảo việc duy trì các tiêu chí bền vững. Đối với các xã đăng ký hoàn thành nông thôn mới đến năm 2025 tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các xã đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các danh mục đầu tư đã được giao vốn từ đầu nhiệm kỳ, đồng thời quan tâm, chỉ đạo các xã thực hiện các tiêu chí như: tổ chức sản xuất, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, môi trường và an toàn thực phẩm, an ninh trật tự,... tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới để sớm hoàn thành các nội dung phần việc do nhân dân thực hiện. UBND các xã: Tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân chủ động thực hiện các tiêu chí: đường giao thông ngõ xóm, chỉnh trang, nâng cấp nhà ở, phát triển sản xuất- tăng thu nhập, tham gia đào tạo nghề, tham gia Bảo hiểm y tế, thu gom xử lý rác thải,…

 Mục tiêu duy trì mức độ đạt chuẩn nông thôn mới tại 62 xã đã được công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”. Phấn đấu trong năm 2024-2025, toàn tỉnh có thêm 22 xã được công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”, nâng tổng số xã được công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2025 là 84 xã.

Nhiệm vụ cụ thể đối với 62 xã đã được công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”. Tiếp tục duy trì mức độ đạt chuẩn và phấn đấu hoàn thành 252 lượt tiêu chí theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025, đồng thời triển khai thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu chí để đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao. Đối với các xã đang duy trì mức độ đạt chuẩn dưới 13 tiêu chí cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí chưa đạt chuẩn, đặc biệt các tiêu chí: Thu nhập, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng và an ninh trước tháng 8/2024 để không bị thu hồi Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định tại Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

 Đối với 22 xã đăng ký hoàn thành 19 tiêu chí trong năm 2024-2025 trong 6 tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh có thêm 04 xã đạt 19 tiêu chí, cụ thể: Mường Hoa, thị Sa Pa; Vĩnh Yên, Cam Cọn, huyện Bảo Yên; Chiềng Ken, huyện Văn Bàn. Để hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới, trong 6 tháng đầu năm các xã cần hoàn thành 11 lượt tiêu chí. 6 tháng cuối năm 2024, toàn tỉnh có thêm 06 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, cụ thể: Kim Sơn, Điện Quan, Bảo Hà huyện Bảo Yên; Nậm Dạng, huyện Văn Bàn; Bản Liền, huyện Bắc Hà; Sán Chải, huyện Si Ma Cai. Trong năm 2024, các xã cần phấn đấu hoàn thành 31 lượt tiêu chí.

 Đối với 12 xã hoàn thành trong năm 2025 trong năm 2025, toàn tỉnh hoàn thành thêm 12 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí, cụ thể các xã: Tân Tiến, Thượng Hà, Phúc Khánh, Xuân Hoà, huyện Bảo Yên; Nậm Mả, Thẳm Dương, Minh Lương, huyện Văn Bàn; Nậm Lúc, huyện Bắc Hà; Thanh Bình, Tả Van, thị Sa Pa; Nậm Chảy, huyện Mường Khương; Nậm Pung, huyện Bát Xát. Trong thời gian tới, các xã tiếp tục duy trì mức độ đạt chuẩn các tiêu chí xã nông thôn mới và triển khai thực hiện 103 tiêu chí chưa hoàn thành ở 12 xã. Trong đó, năm 2024 phấn đấu hoàn thành 70 tiêu chí, năm 2025 phấn đấu hoàn thành 33 tiêu chí.

 Giải pháp thực hiện đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động tuyên truyền các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về Chương trình thông qua các hội nghị và phương tiện truyền thông hiện có của xã, thôn, đặc biệt là những vấn đề, nội dung cấp thiết trên địa bàn nhằm kịp thời triển khai thực hiện, động viên, huy động nội lực, khơi dạy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và sự đồng thuận trong Nhân dân,... để người dân nhận thức sâu sắc về vai trò chủ thể, để xây dựng nông thôn mới trở thành ý thức tự giác, chủ động, hăng hái của mỗi người dân. Thường xuyên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên và gia đình cán bộ, đảng viên trong triển khai và thực hiện chương trình.

 Đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân triển khai hiệu quả Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh uỷ, Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình OCOP theo hướng đa dạng hóa và nâng cao hơn nữa chất lượng gắn với xây dựng thương hiệu; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất. Đặc biệt, tổ chức liên kết với các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin để ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp. Thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, trọng tâm là sơ chế, bảo quản, chế biến sâu và phát triển thị trường đối với các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng các Hợp tác xã, Tổ hợp tác để tạo mối liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp bền vững, quan tâm giải quyết việc làm cho người dân tại chỗ, từng bước hình thành chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng an toàn, hiệu quả và có tính bền vững.

 Huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện Chương trình xác định phát triển kết cấu hạ tầng là khâu đột phá nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, do vậy cần tập trung huy động, lồng ghép sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; nguồn ngân sách địa phương và từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn nông thôn,… để đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, như: Hạ tầng giao thông, thủy lợi, hạ tầng viễn thông, cơ sở vật chất giáo dục, y tế, các thiết chế văn hóa phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư,… đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, vừa tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vừa phục vụ đời sống, sinh hoạt của Nhân dân, đồng thời đạt các mục tiêu, tiêu chí, chỉ tiêu của Chương trình xây dựng nông thôn mới.

 Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình đảm bảo thường xuyên, liên tục.

Phát động các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như: Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; Phong trào thi đua “Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia” để khơi dậy sự nhiệt huyết trong mỗi cán bộ, đảng viên, Nhân dân, mọi tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội cùng chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, động viên đối với cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc, tạo động lực thúc đẩy thực hiện Chương trình ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng.

Đẩy mạnh thực hiện Bộ tiêu chí thôn nông thôn mới, thôn kiểu mẫu giai đoạn 2022-2025. Rà soát, đánh giá hiện trạng nông thôn mới tại thôn, bản từ đó xây dựng Kế hoạch, triển khai thực hiện thôn nông thôn mới, thôn kiểu mẫu trên địa bàn. Phấn đấu xây dựng mỗi xã có ít nhất 30% số thôn nông thôn mới và 20% số thôn kiểu mẫu nhằm tạo nền tảng phát triển nông thôn mới một cách bền vững.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo tiến độ triển khai thực hiện; Tham mưu UBND tỉnh, BCĐ tỉnh tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tại các xã.Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các danh mục đầu tư xây dựng cơ bản được UBND giao cho các xã.

 Lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể được phân công giúp đỡ các xã triển khai thực hiện các Chương trình MTQG thường xuyên kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí, các dự án, các nội dung thành phần để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở cơ sở; giúp đỡ các xã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai, báo cáo với BCĐ tỉnh (qua Văn phòng Điều phối NTM tỉnh) để có giải pháp kịp thời.

  Các sở, ban, ngành phụ trách các tiêu chí tăng cường công tác kiểm tra tiến độ tại cơ sở, hướng dẫn, đánh giá, thẩm định tiêu chí tại các xã phấn đấu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

 Ban Chỉ đạo huyện tập trung chỉ đạo các đồng chí lãnh đạo trực tiếp phụ trách xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, các phòng ban chuyên môn phụ trách các tiêu chí. Ưu tiên nguồn nhân lực, vật lực để đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. UBND các huyện, thị xã, thành phố ưu tiên bố trí nguồn vốn đối ứng với các danh mục công trình đã được giao danh mục đầu tư; chủ động huy động các nguồn vốn hợp pháp, đóng góp của Nhân dân tự triển khai thực hiện nâng cấp các công trình như: kiên cố hóa đường ngõ xóm; nâng cấp nhà văn hóa thôn, bản; khu thể thao thôn bản; các công trình phụ trợ trường học (tường rào, sân trường, nhà vệ sinh,…) chỉnh trang nhà cửa; vệ sinh môi trường... để đạt chỉ tiêu các tiêu chí theo quy định.

BCĐ các xã xây dựng Kế hoạch cụ thể triển khai xây dựng NTM từng năm; Phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên BCĐ tổ chức thực hiện từng nội dung, từng tiêu chí, phụ trách trực tiếp đến thôn, bản. Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã hoàn thiện thủ tục hồ sơ, thi công các công trình đã bố trí vốn do xã làm chủ đầu tư, yêu cầu đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, hoàn thành công trình đưa vào sử dụng và đánh giá đạt tiêu chí. Đối với các công trình đã hoàn thành nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán.

Minh Hằng