Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2025
Lượt xem: 505

Thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 22/3/32022  triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2025.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh. Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình, tiến tới giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình, thực hiện xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và văn minh. Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp, các ngành về thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình, nhằm đảm bảo xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trở thành nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Chú trọng áp dụng các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình. Quán triệt các quan điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong việc triển khai, thực hiện Kế hoạch. Triển khai, thực hiện Kế hoạch phải lồng ghép, phối hợp với các chương trình, kế hoạch có liên quan trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Mục tiêu chung nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình tạo chuyển biến về nhận thức, hành động trong phòng, chống bạo lực để từng bước giảm dần bạo lực gia đình, kịp thời hỗ trợ người bị bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Mục tiêu cụ thể đạt 40% số hộ gia đình tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề về phòng, chống bạo lực gia đình do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tại các thôn, bản, tổ dân phố. Phấn đấu 50% các cơ quan truyền thông, báo chí; Trung tâm Văn hóa, Thể thao - truyền thông các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của địa phương có chuyên trang, chuyên mục về phòng, chống bạo lực gia đình. Trên 70% người có nguy cơ bị bạo lực gia đình được trang bị kiến thức, kỹ năng về ứng phó khi bị bạo lực gia đình. Tối thiểu 95% người bị bạo lực gia đình khi phát hiện được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, được trợ giúp pháp lý (khi thuộc diện trợ giúp pháp lý theo quy định).  Trên 80% những người có hành vi bạo lực gia đình khi phát hiện được tư vấn, cung cấp kiến thức, kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực.  Phấn đấu 90% các huyện, thị xã, thành phố có cộng tác viên dân số thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng. Trên 95% xã, phường, thị trấn có mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.  Đạt 90% địa phương có mô hình can thiệp, phòng ngừa và ứng phó bạo lực gia đình nhằm giảm tác hại của bạo lực gia đình, đặc biệt với phụ nữ, người yếu thế và trẻ em.  Đạt 90% người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình các cấp được được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về phòng, chống bạo lực gia đình. Phấn đấu 90% số vụ bạo lực gia đình được xử lý theo quy định pháp luật.Nhiệm vụ và giải pháp đặt ra gồm hoàn thiện chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình. Hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình liên quan, cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa bạo lực gia đình. Xây dựng, duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên về phòng, chống bạo lực gia đình trên toàn tỉnh. Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với từng đối tượng, văn hóa của các thành phần dân tộc, đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn.  Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình các cấp, các ngành. Xã hội hóa Khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cộng đồng, người dân tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình; hỗ trợ nguồn lực để vận hành địa chỉ tin cậy ở cộng đồng; các mô hình liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình; cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực gia đình. Hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học; xây dựng cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình.

Kế hoạch chỉ rõ vai trò của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch bảo đảm gắn kết chặt chẽ với các chiến lược, chương trình, đề án liên quan.

Tải về

Mỹ Linh
Tin khác
1 2 3 4 5  ...