Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025
Lượt xem: 412

Để triển khai thực hiện thắng lợi các nội dung, nhiệm vụ, kế hoạch Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 theo quy định của Trung ương; Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Đề án 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh uỷ Lào Cai về phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025; Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 09/6/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch số  158 /KH-UBND ngày 19  tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025

Mục đích xây dựng nông thôn mới để đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn không ngừng được nâng cao; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, kết nối chặt chẽ với quá trình đô thị hóa; kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ, trình độ sản xuất tiên tiến, nông dân chuyên nghiệp, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định và giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường, cảnh quan, không gian sống sáng, xanh, sạch, đẹp; hệ thống chính trị được tăng cường, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.Xây dựng nông thôn mới tạo ra sự phát triển hài hoà giữa các vùng, đặc biệt là tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các khu vực có nhiều khó khăn như ở vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc ít người. Huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Yêu cầu cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh tích cực hưởng ứng tham gia, đồng lòng, chung sức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, để chương trình đi vào cuộc sống, nâng cao vai trò của Nhân dân, cộng đồng dân cư, phát triển khu vực nông thôn, giảm chênh lệch khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.  Công tác lãnh chỉ đạo, triển khai thực hiện thống nhất từ cấp tỉnh đến cơ sở về quan điểm, mục tiêu, kế hoạch thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2021-2025; triển khai các giải pháp trọng tâm, trọng điểm và lồng ghép hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng đời sống người dân khu vực nông thôn.

Mục tiêu

Cấp huyện đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 03 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới/đạt chuẩn nông thôn mới; phấn đấu huyện Văn Bàn đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2030 (phấn đấu đến năm 2025: 100% số xã đạt 19/19 tiêu chí). Trong đó: phấn đấu huyện Bảo Thắng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công nhận “Huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao”.

Cấp xã đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 94/127 xã duy trì và đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 74% tổng số xã trên địa bàn tỉnh (tăng 37 xã so với giai đoạn 2016 - 2020). Trong các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới thì phải có 40% số xã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới nâng cao” và 10% số xã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới kiểu mẫu”.

Bình quân tiêu chí xã nông thôn mới đạt 18,16 tiêu chí/xã. Không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí. Đến hết năm 2025 thì 100% số xã trên địa bàn tỉnh hoàn thành 4 tiêu chí, gồm: Quy hoạch; Thuỷ lợi và phòng chống thiên tai; Cơ sở vật chất văn hoá; Lao động.

Cấp thôn đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 70% tổng số thôn trên địa bàn tỉnh được UBND cấp huyện công nhận hoàn thành “Thôn nông thôn mới”, trong đó có 30% số thôn đạt chuẩn nông thôn mới hoàn thành “Thôn kiểu mẫu”.

Về xây dựng thôn nông thôn mới tại các xã đặc biệt khó khăn biên giới, vùng núi: Đến hết năm 2025, có ít nhất 60% số thôn của 13 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí thôn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, trong đó tiếp tục duy trì 26 thôn đã được công nhận đạt chuẩn.

Nội dung, nhiệm vụ thực hiện, xây dựng huyện, thị xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

Tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng xây dựng nông thôn mới tại các huyện, thị xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025. Xây dựng chương trình, kế hoạch giai đoạn và hàng năm tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo các cấp theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Duy trì các xã đã đạt chuẩn và các xã hoàn thành xã nông thôn mới giai đoạn 2022 – 2025: Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí theo Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Các huyện, thị xã, thành phố; các xã xây dựng kế hoạch chi tiết để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt, hoàn thành các tiêu chí chưa đạt; phân công cụ thể từng nội dung, nhiệm vụ cho từng đơn vị, cá nhân phụ trách; thường xuyên theo dõi, đôn đốc kiểm tra giám sát, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai tại cơ sở. Đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 94/127 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 74% tổng số xã. Trong đó: tiếp tục duy trì 62 xã đạt chuẩn nông thôn mới và công nhận thêm 32 xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

 Xây dựng “Xã nông thôn mới nâng cao”, “Xã nông thôn mới kiểu mẫu”. Hàng năm rà soát, đánh giá, lựa chọn các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025 để triển khai thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định. Xây dựng kế hoạch chi tiết, tập trung nguồn lực để hoàn thành và nâng cao chất lượng và hoàn thành các tiêu chí theo Bộ tiêu chí về “Xã nông thôn mới nâng cao”, “Xã nông thôn mới kiểu mẫu” giai đoạn 2021 - 2025. Đến hết năm 2025, có ít nhất 40% số xã hoàn thành “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” (khoảng 38/94 xã).

Đến hết năm 2025, có ít nhất 10% số xã hoàn thành “Xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu” (khoảng 10/94 xã).

Xây dựng “Thôn Kiểu mẫu”, “Thôn nông thôn mới”, đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Thôn Kiểu mẫu, Thôn Nông thôn mới trên địa bàn các xã nhằm duy trì bền vững các tiêu chí đã đạt chuẩn nông thôn mới và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới theo Bộ tiêu chí nông thôn mới cấp xã tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025. Các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các xã rà soát, lựa chọn các thôn, bản đăng ký phấn đấu hoàn thành Thôn Nông thôn mới, Thôn Kiểu mẫu hàng năm và tùy vào điều kiện thực tế của địa phương ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ các thôn, bản phấn đấu đạt chuẩn “Thôn Kiểu mẫu”, “Thôn Nông thôn mới” và tặng thưởng công trình phúc lợi đối với các thôn, bản được công nhận đạt chuẩn “Thôn Kiểu mẫu”, “Thôn Nông thôn mới”. Đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 245 thôn kiểu mẫu, 872 thôn nông thôn mới (duy trì 177 thôn “Thôn Kiểu mẫu”; 168 thôn “Thôn Nông thôn mới”). Trong đó, phấn đấu hoàn thành 78/129 thôn tại các xã đặc biệt khó khăn biên giới, vùng núi đạt chuẩn thôn Nông thôn mới và được UBND cấp huyện công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí thôn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Nhiệm vụ cụ thể thực hiện 11 nội dung thành phần của Chương trình: Nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn...  góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững; giảm nghèo bền vững đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc ít người; nâng cao chất lượng các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn; nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng dẫn bền vững gắn với phát triển du lịch nông thôn; nâng cao chất lượng môi trường; xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, xây dựng nông thôn mới thông minh; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân, tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo bình đăng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của UB. MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới. Giữ vững quốc phòng và an ninh, trật tự xã hội nông thôn. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới, truyền thông về xây dựng nông thôn mới. Triển khai hiệu quả các nội dung trọng tâm và phong trào thi đua trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, tiêu chí nông thôn mới theo lĩnh vực được phân công; tiếp tục phát động và thực hiện các phong trào về xây dựng nông thôn mới. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị giúp đỡ xã nông thôn mới và giảm nghèo bền vững thường xuyên xuống cơ sở nắm bắt tình hình của các xã; hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các xã tổ chức triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình. Hướng dẫn giúp đỡ xã rà soát, định hướng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của xã cũng như hoàn thành mục tiêu cấp trên giao.

Quang Vũ
Tin khác
1 2 3 4 5  ...