Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Triển khai các hoạt động truyền thông phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025
Lượt xem: 198

Nhằm nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp và các tầng lớp Nhân dân về chủ trương của Đảng trong xây dựng nông thôn mới theo hướng “toàn diện, nâng cao và bền vững”. Ngày 03/01/2023, Uỷ ban nhân tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-UBND về truyền thông phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022 - 2025. Kế hoạch đề ra 13 mục tiêu cụ thể, chỉ rõ các nội dung và giải pháp thực hiện hoạt động truyền thông phục vụ Chương trình. Theo đó, các hoạt động truyền thông phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai trong giai đoạn 2022-2025 sẽ tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

 Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và các Chương trình chuyên đề. Kinh nghiệm, giải pháp hiệu quả trong điều hành, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình của các địa phương; những mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả; các điển hình tiên tiến, tiêu biểu trong các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới và phát triển các sản phẩm OCOP. Quảng bá về tiềm năng, thế mạnh các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh để thu hút đầu tư. Giới thiệu các sản phẩm OCOP, đẩy mạnh thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Nâng cao năng lực cho các cộng đồng dân cư, cán bộ cơ sở và người dân ở nông thôn nhằm phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn, tinh thần chủ động, sáng tạo, tự giác, tự lực, đoàn kết và hợp tác trong xây dựng nông thôn mới với nguyên tắc “Cơ cấu lại nền nông nghiệp là động lực, nông thôn mới là nền tảng, nông dân là chủ thể; xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, hướng đến xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân chuyên nghiệp”. Chuyển đổi tư duy cho cán bộ cơ sở, cộng đồng và người dân nông thôn về phát triển kinh tế nông thôn theo hướng: Chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn, phát triển chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, phát huy tính đa giá trị của nông nghiệp, nông thôn, phát triển bền vững, có trách nhiệm, thích ứng với biến đổi khí hậu, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ. Quy hoạch, phát triển hạ tầng nông thôn gắn với đô thị hóa, xây dựng NTM nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Xây dựng các hình ảnh về người nông dân thế hệ mới, biết liên kết, hợp tác với nhau cùng phát triển, thay đổi tư duy để chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; hình ảnh “Người lãnh đạo cộng đồng” gắn với tổ chức đời sống cộng đồng, hướng đến “nâng cao năng lực cộng đồng”. Tổ chức các cuộc thi, hội thi về xây dựng nông thôn mới nhằm xây dựng các hình ảnh về “Người nông dân chuyên nghiệp” gắn với các sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân”“Người lãnh đạo cộng đồng”. Triển khai thực hiện các Chương trình chuyên đề hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới như: Chương trình OCOP; Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh; Chương trình Phát triển du lịch nông thôn; Chương trình Tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn. Cùng với việc xác định rõ các nội dung tuyên truyền, 11 nhóm giải pháp cũng được đề ra cụ thể tại kế hoạch để các cơ quan, đơn vị thực hiện như: Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các địa phương, cơ sở sử dụng biểu trưng (logo) nông thôn mới và OCOP; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác truyền thông; xây dựng các pa no, áp phích, tờ rơi…; phát hành các ấn phẩm về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, cơ quan truyền thông xây dựng phim tài liệu, phóng sự, sitcom và các chương trình chuyên đề về nông thôn mới, sản phẩm OCOP, du lịch, văn hóa, môi trường, chuyển đổi số, an ninh trật tự; tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, đối thoại chuyên sâu về các chủ đề mới trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình chuyên đề; xây dựng một số mô hình điểm đổi mới về truyền thông, thông tin và tuyên truyền ở một số vùng đặc thù (vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn)…

  Để triển khai Kế hoạch Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh được giao là cơ quan đầu mối, chủ trì tham mưu Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình chuyên đề khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện các nội dung của kế hoạch. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông hàng năm đảm bảo kịp thời, thiết thực, hiệu quả, đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương./.

Đào Gia Hân
Tin khác
1 2 3 4 5  ...