Thực hiện Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030
Luật Người cao
tuổi quy định về quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi; trách nhiệm của gia
đình, Nhà nước và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò
người cao tuổi; Hội người cao tuổi Việt Nam. Người cao tuổi được quy định trong
Luật là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi
trở lên.
Quang cảnh một buổi lễ mừng thọ cho người cao tuổi ở Thị xã Sa Pa
Tại
quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày
13 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng chính phủ Phê
duyệt Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030, đưa ra mục tiêu chung chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi
(người từ đủ 60 tuổi trở lên) bảo đảm thích ứng với già hóa dân số, góp phần
thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Theo
đó các mục tiêu cụ thể
bao gồm:
100%
cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp ban hành nghị quyết, kế hoạch, đầu tư ngân
sách cho chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030;
Người
cao tuổi hoặc người thân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi biết thông tin về
già hóa dân số, quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi đạt 70% năm
2025; 85% năm 2030;
Người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít
nhất 1 lần/năm đạt 70%, được lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe đạt 95% năm
2025; 100% năm 2030;
Người
cao tuổi được phát hiện, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm (ung thư,
tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, sa sút
trí tuệ...) đạt 70% năm 2025; 90% năm 2030;
Người
cao tuổi có khả năng tự chăm sóc được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc
sức khỏe đạt 50% năm 2025; 90% năm 2030;
100% người cao tuổi không có khả năng tự chăm
sóc, được chăm sóc sức khỏe bởi gia đình và cộng đồng vào năm 2025 và duy trì
đến năm 2030;
Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau và các
loại hình câu lạc bộ khác của người cao tuổi có nội dung chăm sóc sức khỏe đạt
80% năm 2025; 100% năm 2030;
Số xã,
phường, thị trấn có ít nhất 01 câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, có
ít nhất 01 đội tình nguyện viên tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đạt
50% năm 2025; 90% năm 2030;
Số
quận, huyện thí điểm, phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe ban ngày
cho người cao tuổi đạt 20% năm 2025; 50% năm 2030;
Số
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có mô hình Trung tâm dưỡng lão theo hình
thức xã hội hóa thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đạt 25% năm
2025; 100% năm 2030.
100%
người cao tuổi khi bị bệnh được khám và điều trị vào năm 2025 và duy trì đến
năm 2030;
Người
cao tuổi cô đơn, bị bệnh nặng không thể đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh được khám và điều trị tại nơi ở đạt 70% năm 2025; 100% năm
2030;
Bệnh
viện, trừ bệnh viện chuyên khoa nhi có khoa lão khoa và bệnh viện tuyến quận,
huyện dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi đạt 70% năm
2025; 100% năm 2030.
Số xã,
phường, thị trấn đạt tiêu chí môi trường thân thiện với người cao tuổi đạt ít
nhất 20% năm 2025; 50% năm 203.
Chương
trình triển khai trên toàn quốc. Tập trung tại các tỉnh, thành phố và địa bàn
có tỷ lệ người cao tuổi cao hơn bình quân chung của cả nước; vùng sâu, vùng xa,
vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo.
Đối
tượng thụ hưởng: Người cao tuổi, gia đình có người cao tuổi, người thân trực
tiếp chăm sóc người cao tuổi; người quản lý, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi; ưu tiên người có công với cách mạng, người cao tuổi tại hộ
nghèo, cận nghèo, đối tượng yếu thế trong xã hội; Đối tượng tác động: người dân
trong toàn xã hội; cấp ủy Đảng, chính quyền và ban ngành đoàn thể; cán bộ y tế,
dân số; tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình.
Chương
trình được thực hiện từ 2021 đến 2030 và chia làm 2 giai đoạn:
Giai
đoạn 1 (2021-2025): Tăng cường các hoạt động truyền thông, hướng
dẫn người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe; nâng cao năng lực cho trạm y tế cấp
xã; tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi; tổ chức chiến dịch truyền
thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc một số bệnh
thường gặp, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho người cao tuổi; xây dựng và duy trì
hoạt động của câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, lồng ghép nội dung
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào Câu lạc bộ liên thế hệ và các loại hình
câu lạc bộ khác của người cao tuổi; phát triển mạng lưới tình nguyện viên, tham
gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; xây dựng, thử nghiệm và nhân rộng cơ sở
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ban ngày; tổ chức triển khai mô hình trung tâm
dưỡng lão có nội dung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo phương thức xã hội
hóa; Tăng cường năng lực khám chữa bệnh cho phòng khám lão khoa, khoa lão khoa,
khu giường điều trị người bệnh là người cao tuổi thuộc các bệnh viện đa khoa,
chuyên khoa (trừ bệnh viện chuyên khoa nhi); Xây dựng bộ tiêu chí cấp xã thân
thiện với người cao tuổi, triển khai mô hình; xây dựng, triển khai mô hình dịch
vụ ứng dụng công nghệ thông tin chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (mạng xã hội,
internet,...); Xây dựng các tài liệu, chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo,
tập huấn; các quy chuẩn chuyên môn, kỹ thuật; hệ thống chỉ báo thống kê; đánh
giá đầu vào; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn, quản lý và
theo dõi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Giai đoạn 2 (2026-2030): Đánh
giá kết quả thực hiện giai đoạn 1. Lựa chọn đẩy mạnh các hoạt động của Chương
trình đã triển khai có hiệu quả; bổ sung các giải pháp để thực hiện các hoạt
động chưa đạt hiệu quả trong giai đoạn 1; Nhân rộng các mô hình đã triển khai
thành công ở giai đoạn 1; Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến việc mở rộng các mô hình.
Bộ Y
tế được giaochủ
trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên
quan xây dựng kế hoạch, bố trí nhân lực, phương tiện để tổ chức triển khai thực
hiện Chương trình trên phạm vi toàn quốc; Tổ chức kiểm tra, giám sát; sơ kết,
tổng kết việc thực hiện Chương trình; định kỳ báo cáo theo quy định; Nghiên
cứu, xây dựng, vận hành Trung tâm chăm sóc sức khỏe ban ngày cho người cao
tuổi. Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe
định kỳ, sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Bố trí các dự án về
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào trong các chương trình, dự án đầu tư công
trung hạn, hằng năm của Bộ Y tế gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng
hợp trình Chính phủ theo quy định; Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai Chương trình.
Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Xây dựng kế hoạch/Chương
trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của tỉnh/thành phố theo hướng dẫn của Bộ
Y tế và các quy định hiện hành, trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm
quyền; tổ chức triển khai thực hiện. Bố trí nhân lực, phương tiện, kinh phí
thực hiện Chương trình và các hoạt động theo điều kiện đặc thù của địa phương
trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của luật ngân sách nhà nước.
Lồng ghép có hiệu quả Chương trình với các đề án, dự án khác trên địa bàn;
thường xuyên kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo
quy định.