Phụ
nữ là một nửa của thế giới, một lực lượng quan trọng tạo dựng nên xã hội, là hạt
nhân của tế bào gia đình, với thiên chức làm vợ, làm mẹ, chăm lo cho tổ ấm gia
đình được yên vui và hạnh phúc, thế nhưng vẫn còn nhiều chị em phụ nữ nghèo ở
những khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn bị ngược đãi, bị bạo lực cả
về thể chất và tinh thần. Để hỗ trợ chị em phụ nữ nghèo về mặt pháp lý, ngày 05/01/2018,
Bộ Tư pháp đã ký kết Chương trình phối hợp số 60/CTPH-BTP-HLHPNVN với Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam về việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,
trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ; hòa giải ở cơ sở và lồng ghép
giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2018- 2022; Trên cơ sở đó, ngày 12/4/2018,
Sở Tư pháp và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh cũng đã ký Chương trình phối hợp số 236/CTPH-STP-HLHPN về thực hiện công tác trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018- 2022.
Theo Chương trình đã
xây dựng,
hàng năm, Trung
tâm Trợ
giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Lào
Cai chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, các Chi nhánh trên địa bàn tổ chức triển khai các
hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) cho
phụ nữ nghèo, phụ nữ yếu thế sinh sống trên địa bàn các xã nghèo, các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng có
điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Qua thời gian thực hiện, Trung tâm đã tiếp nhận và thực hiện được 1.428 vụ việc cho 1.428 đối tượng là phụ nữ (chiếm 38% so với tổng số vụ việc của Trung tâm). Trong đó, số vụ việc thực hiện tại trụ sở Trung tâm là 611 vụ, ở các Chi nhánh là 817 vụ; số
vụ việc tư vấn pháp luật tại trụ sở là 830
vụ; số vụ việc tham gia tố
tụng là 596 vụ; số vụ việc đại diện
ngoài tố tụng 02 vụ; số vụ việc do Trợ giúp viên pháp lý thực hiện là 1.203 vụ, Luật sư thực hiện là 08 vụ, cộng
tác viên khác thực hiện là 217 vụ.
Thực hiện Thông tư liên tịch
số 10/2018/TTLT,
Trung tâm đã phối hợp với các cơ quan tố tụng trên địa bàn bảo vệ kịp thời quyền
và lợi ích hợp pháp cho 596 trường hợp chị em (chiếm 41,7%) trong các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia
đình. Các trợ giúp viên pháp lý luôn quan tâm, chia sẻ và động viên chị em, đồng
thời tìm hiểu rõ lý do, những nguyên nhân sâu xa của sự việc, cũng như điều kiện
hoàn cảnh sống của gia đình để từ đó có ý kiến đề xuất với Hội đồng xét xử, xem
xét đảm bảo quyền lợi tối đa cho chị em phụ nữ.
Với công tác tiếp dân, tư vấn pháp luật tại trụ sở,
Trung tâm luôn trú trọng công tác tiếp đón và giải thích thấu đáo các quy định
của pháp luật có liên quan. Trong số 830 vụ việc tư vấn pháp luật, có trường hợp
chị Chảo Tả Mẩy (ảnh dưới) SN 1987,
Dân tộc Dao, trú tại thôn Phìn Hồ, xã Tả Phời, thành phố Lào Cai có tìm đến
Trung tâm để được tư vấn và giải thích về trình tự thủ tục ly hôn khi không có
đầy đủ giấy tờ theo quy định và không có sự hợp tác từ người chồng cũ. Trung
tâm Trợ giúp pháp lý đã cung cấp các thông tin của pháp luật hôn nhân và gia
đình đối với trường hợp của chị, đồng thời hỗ trợ chị Mẩy làm đơn đề nghị với
UBND xã Tả Phời để được cấp bổ sung giấy đăng ký kết hôn, xác nhận hộ khẩu thường
trú và hoàn tất thủ tục gửi tới Tòa án Nhân dân thành phố Lào Cai để được giải
quyết theo quy định của pháp luật.
Tư vấn pháp luật cho chị Chảo
Tả Mẩy (xã Tả Phời)
Theo Chương trình đã triển khai, Trung tâm và các Chi nhánh TGPL còn chủ
động phối hợp với phòng Tư pháp, Phòng dân tộc, Hội phụ nữ xã trên địa bàn tổ chức
được 412 đợt truyền
thông về trợ giúp pháp lý cho 13.682 lượt là chị em phụ nữ nghèo tham dự. Qua các buổi truyền thông, các báo cáo viên pháp luật đã tuyên truyền và
phổ biến cho chị em biết về các quy định của Luật TGPL năm 2017, về 14
nhóm đối tượng được hưởng dịch vụ TGPL; quyền và nghĩa vụ của người được TGPL;
phạm vi, lĩnh vực và hình thức TGPL, trình tự, thủ tục yêu cầu TGPL; cùng với các quy định của pháp luật hình sự có liên quan tới
hành vi mua bán người, bị hại trong vụ án mua bán người, bị hại trong các vụ án
hiếp dâm; các quy định của Luật HN&GĐ, về kết hôn, ly hôn, tranh chấp nuôi con, hay tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống…Trung tâm và các Chi nhánh còn cung cấp địa chỉ, số điện thoại, mẫu đơn yêu cầu
TGPL miễn phí để chị em phụ nữ tiện theo dõi và biết
liên hệ khi có vướng mắc về pháp luật.

Chị em phụ nữ bản 1 Vành, xã Xuân Thượng
trong buổi truyền thông
Trong thời qua Trung tâm luôn phối hợp và triển khai thực hiện đầy đủ các hoạt động TGPL dành cho các
chị em phụ nữ nghèo, chị em phụ nữ là đồng bào dân tộc thiểu số và nạn nhân bị
mua bán. Các vụ
việc đã thực hiện đều đạt chất lượng, không có vụ việc nào gây thiệt hại cho đối tượng được
TGPL hoặc phát sinh trách nhiệm bồi thường. Công tác trợ giúp pháp lý cho chị
em phụ nữ tại các huyện nghèo, xã nghèo trong thời gian qua cho thấy: khả năng
giao tiếp bằng tiếng phổ thông và trình độ hiểu biết pháp luật của chị em phụ
nữ sinh sống ở vùng sâu, vùng xa còn rất hạn chế, một số ít còn không biết
tiếng nói, viết chữ phổ thông, chưa biết đến yêu cầu trợ giúp pháp lý. Nhiều
chị em tâm lý còn e ngại, chưa dám bày tỏ về nạn bạo lực trong gia đình mình
hay việc là nạn nhân bị lừa bán sang biên giới; một số buổi truyền thông pháp luật tại thôn, bản phải
tổ chức vào buổi tối nên cũng gặp không ít khó khăn.
Để tiếp tục hỗ trợ pháp lý cho chị em phụ
nữ nghèo trong thời gian tới, Trung tâm TGPL tỉnh Lào Cai mong muốn các ban
ngành, đoàn thể xây dựng nhiều chương trình phối hợp hơn nữa, tạo điều kiện cho
chị em phụ nữ nghèo, trẻ em gái, nạn nhân của bạo lực gia đình... có cơ hội được tiếp xúc với các quy định của pháp luật
hiện hành, biết bảo vệ bản thân và biết yêu cầu trợ giúp pháp lý khi có vướng
mắc về pháp luật. Đồng thời đề nghị Bộ Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức
các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng trợ giúp pháp lý đối với nhóm đối tượng đặc
thù cho đội ngũ người thực hiện công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh./.