Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Kết quả thi hành Thông tư số 49/2014/TT- BNN - PTNN về giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp
Lượt xem: 191

            Ngày 23/4/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 49/2014/TT- BNN - PTNN về giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp, ngay sau khi Thông tư có hiệu lực UBND tỉnh đã quan tâm, quyết liệt chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện, do vậy công tác giám định tư pháp được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai đồng bộ, hiệu quả giúp nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác giám định tư pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, là căn cứ quan trọng trong các vụ án.

          Lực lượng giám định tư pháp luôn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn củng cố, kiện toàn hàng năm. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 10 giám định viên tư pháp theo vụ việc thực hiện công tác giám định trong các lĩnh vực: Trồng trọt, Chăn nuôi-Thú y, Giống cây trồng nông nghiệp, Lâm nghiệp, Động vật hoang dã, Thủy lợi. Từ năm 2014 đến hết năm 2021, số vụ việc được trưng cầu giám định 33 vụ trong đó có 31 vụ thuộc lĩnh vực Lâm nghiệp (04 vụ năm 2019; 15 vụ năm 2020; 12 vụ năm 2021), 01 vụ về lĩnh vực trồng trọt; 01 vụ về lĩnh vực chăn nuôi thú y. Nội dung trưng cầu giám định chủ yếu về lĩnh vực Lâm nghiệp như: Diện tích rừng bị thiệt hại; chức năng, trạng thái, loại rừng; số lượng, khối lượng, trữ lượng lâm sản thiệt hại; giám định mẫu vật (gỗ), tuổi cây; xác định, đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của cây hoa hồng và hoa ly; xác định độ tuổi, đặc điểm, dấu vết riêng biệt của 01 con trâu tranh chấp và 02 con khác có liên quan đến con trâu đang tranh chấp. Thời gian thực hiện việc giám định từ 7 đến 15 ngày…

           Bên cạnh những ưu điểm, kết quả đạt được thì công tác giám định tư pháp của Sở cũng gặp nhiều khó khăn như: Việc sử dụng phương pháp trực quan (mắt thường) kết hợp với chuyên môn và kinh nghiệm nhiều khi mang tính cảm tính; đối với một số vụ việc phức tạp trang thiết bị chưa được đầu tư dẫn tới khó khăn trong việc giám định. Ngoài ra, hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  chưa ban hành các văn bản hoặc xây dựng kho dữ liệu có tính quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên môn về đặc điểm nhận dạng các loại thực vật rừng, động vật rừng, các loại gỗ, nhất là các loài nguy cấp, quý, hiếm, loài ưu tiên bảo vệ, các loài thuộc phụ lục Cites để làm cơ sở pháp lý tiến hành giám định.

          Để nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp, trong thời gian tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tư pháp hàng năm tổ chức mở lớp tập huấn nghiệp vụ về giám định tư pháp cho các Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và Phát triển nông thôn; có hướng dẫn chính sách, chế độ đặc thù đối với người giám định tư pháp theo vụ việc, về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn; mở các lớp đào tạo ngắn hạn, trung hạn cho giám định viên về nghiệp vụ công tác giám định trong lĩnh vực nông nghiệp; kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các văn bản hoặc xây dựng kho dữ liệu có tính quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên môn về đặc điểm nhận dạng các loại thực vật rừng, động vật rừng, các loài gỗ, nhất là các loài nguy cấp, quý, hiếm, loài ưu tiên bảo vệ, các loài thuộc phụ lục Cites để làm cơ sở pháp lý tiến hành giám định./.

Phạm Kim – Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn
Tin khác
1 2 3 4 5  ...