Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 tổ chức hoạt động của bộ máy theo hướng Hải quan Vùng
Đó là nội dung trong Quyết
định số 628/QĐ-TTg ngày 20/5/2022 phê duyệt
Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Về thể chế
Xây dựng
hoàn thiện hệ thống pháp luật về hải quan hiện đại, đồng bộ, thống nhất, minh
bạch, phù hợp với với các cam kết quốc tế; trọng tâm là xây dựng Luật Hải quan
thay thế Luật Hải quan hiện hành, đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ để: Thực hiện
nhiệm vụ quản lý Nhà nước về Hải quan; xây dựng mô hình Hải quan số, Hải quan
thông minh, Biên giới thông minh, Hải quan xanh; áp dụng đồng bộ phương pháp
quản lý theo chuỗi, theo định danh; áp dụng cơ chế quản lý hải quan phù hợp với
từng đối tượng quản lý, khuyến khích người khai hải quan tuân thủ pháp luật;
nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương
mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tăng cường phối hợp với các
tổ chức quốc tế, tổ chức trong nước trong hoạt động kiểm soát hải quan; ứng
dụng công nghệ thông tin và công nghệ hiện đại trong quản lý Nhà nước về Hải
quan; kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức, cá
nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.
Rà soát, kiến nghị sửa đổi hệ thống pháp luật về quản lý
và kiểm tra chuyên ngành để thực hiện Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất
lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Cải cách thủ tục hành chính hải quan theo hướng tiếp tục
đơn giản, hài hòa hóa thủ tục hải quan, các chế độ quản lý hải quan theo chuẩn
mực của Hải quan thế giới, tạo nền tảng để tái thiết kế các quy trình thủ tục
hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình Hải
quan số, Hải quan thông minh.
Về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực
Tổ chức bộ máy xây dựng tổ chức bộ máy Hải quan 03 cấp (cấp
Tổng cục, cấp Vùng và cấp Chi cục) theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối trung
gian, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý theo mô hình
nghiệp vụ hải quan tập trung, thông minh.
Tổ chức hoạt động của bộ máy theo hướng Hải quan Vùng.
Việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan theo hướng tập trung theo phương thức
điện tử. Việc kiểm tra thực tế, giám sát hàng hóa, theo dõi quản lý hoạt động
nhập khẩu hàng hóa cơ bản được giao cho Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục
Hải quan quản lý địa bàn nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất thực hiện.
Nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động của các đơn vị
chuyên sâu về phân tích, xác định trọng điểm theo từng loại hình cửa khẩu
(đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sông, đường sắt); đơn vị phân
loại hàng hóa; đơn vị quản lý giá, xuất xứ hàng hóa; đơn vị kiểm tra hồ sơ hải
quan.
Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác kiểm định hải quan
để triển
khai Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối
với hàng hóa nhập khẩu.
Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phát triển đội ngũ
công chức hải quan các cấp có trình độ chuyên môn sâu, hoạt động liêm chính, có
tác phong làm việc chuyên nghiệp, làm chủ được công nghệ, trang thiết bị hiện
đại, đủ về số lượng, cơ cấu phù hợp, được tổ chức, quản lý khoa học, gắn với
nhu cầu thực tiễn của vị trí việc làm với năng lực của từng cá nhân, đáp ứng mô
hình quản lý hải quan hiện đại. Đội ngũ công chức cấp Chiến lược có phẩm chất,
năng lực, uy tín, tinh nhuệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Xây
dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia nghiệp vụ 2 cấp Tổng cục và Hải quan
vùng.
Xây dựng và thực hiện cơ chế tuyển dụng nguồn nhân lực
công khai, minh bạch với chế độ đãi ngộ hợp lý đảm bảo thu hút được nguồn nhân
lực chất lượng cao cho ngành Hải quan.
Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình quản lý nguồn
nhân lực theo năng lực dựa trên vị trí việc làm, các chính sách phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan tập trung, thông minh.
Xây dựng hệ thống quản lý nguồn nhân lực điện tử đảm bảo
yêu cầu tự động hóa tối đa các thủ tục quản lý nguồn nhân lực.
Xây
dựng cơ sở vật chất hiện đại, phương pháp quản lý đào tạo đạt chuẩn của cơ sở
đào tạo cấp khu vực và đội ngũ giảng viên chuyên sâu về kiến thức hải quan, kỹ
năng sư phạm, một số giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm chức được WCO công
nhận là giảng viên của WCO có thể tham gia giảng dạy quốc tế.
Nghiên cứu áp dụng triển khai các phương pháp đào tạo
hiện đại, công nghệ tiên tiến đáp ứng theo yêu cầu vị trí việc làm trong đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức Hải quan nhằm nâng
cao năng lực đào tạo, đảm bảo đào tạo bồi dưỡng được thực hiện mọi lúc, mọi
nơi; gắn công tác đào tạo, đánh giá năng lực với việc bố trí, sử dụng cán bộ,
công chức, viên chức.
Xây dựng mô hình luân chuyển để đào tạo, bồi dưỡng giữa
các cấp, giữa các bộ phận trong cùng một đơn vị, trong từng lĩnh vực nghiệp vụ,
giữa các lĩnh vực nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng
lực giải quyết công việc, kinh nghiệm thực tiễn cho công chức, viên chức chuyên
môn nghiệp vụ, công chức, viên chức lãnh đạo và trong quy hoạch các chức danh
lãnh đạo.
Tăng cường liêm chính hải quan.
Ứng
dụng công nghệ thông tin và công nghệ số xây
dựng Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin Hải quan số, Hải quan thông minh
trên nền tảng số, cơ sở dữ liệu tập trung cấp Tổng cục, đáp ứng các yêu cầu: Hệ
thống công nghệ thông tin hải quan gồm các thành tố: Hệ thống công nghệ thông
tin nghiệp vụ hải quan hiện đại, thông minh, đáp ứng các yêu cầu quản lý hải
quan. Hệ thống dịch vụ công điện tử, hướng tới dịch vụ công số thông minh, mức
độ tự động hóa cao, tích hợp trên cổng dịch vụ công quốc gia: Tiếp nhận, trao
đổi thông tin, tra cứu và theo dõi quá trình giải quyết thủ tục hành chính, trả
kết quả thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan với các tổ
chức, cá nhân thực hiện thủ tục. Tiếp nhận, trao đổi các thông tin liên quan
đến quá trình thực hiện thủ tục hải quan, quản lý Nhà nước về Hải quan với Ngân
hàng, các bộ, ngành, cơ quan liên quan, các tổ chức, cá nhân trong nước, quốc
tế. Trao đổi dữ liệu với hệ thống quản lý hải quan phục vụ quản lý, thông quan
hàng hóa, phương tiện, ra quyết định về kết quả thực hiện thủ tục hành chính.
Hệ thống quản lý nội bộ ngành Hải quan hiện đại, tự động
hóa các hoạt động quản lý nội ngành, đồng bộ với việc triển khai mô hình Hải
quan số, Hải quan thông minh. Hệ thống hỗ trợ công tác chỉ đạo, quản lý điều
hành, thực thi các thủ tục hành chính nội bộ (quản lý nguồn nhân lực, quản lý
kết quả công việc, quản lý tài chính, tài sản điện tử...) theo phương thức quản
lý văn phòng điện tử.
Phát triển dữ liệu số hải quan tạo nền tảng cho triển
khai Hải quan số, Hải quan thông minh bảo đảm cung cấp dữ liệu số cho các dịch
vụ công trực tuyến, chia sẻ dữ liệu thông suốt giữa cơ quan Hải quan với các cơ
quan quản lý nhà nước trong hệ thống chính trị của Việt Nam, cung cấp các bộ dữ
liệu mở có chất lượng và giá trị khai thác cao, mở dữ liệu theo quy định của
pháp luật để phát triển hệ sinh thái số và Hải quan số.
Phát triển hệ thống công nghệ thông tin theo định hướng
xử lý tập trung, đáp ứng yêu cầu triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ
chế một cửa ASEAN nhằm đáp ứng yêu cầu xử lý tập trung thủ tục hành chính của
các bộ, ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kết nối, trao đổi, chia sẻ
thông tin giữa cơ quan hải quan với: Các bộ, ngành; các cơ quan chức năng thuộc
và trực thuộc các bộ, ngành; các đơn vị quản lý cửa khẩu, kiểm soát xuất nhập
cảnh; các bên có liên quan tham gia chuỗi dây chuyền cung ứng thương mại và
cung cấp nền tảng cung cấp dịch vụ trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và
doanh nghiệp trong dây chuyền cung ứng thương mại quốc tế và các dịch vụ khác
như thanh toán, nộp lệ phí,... Nâng cấp Hệ thống một cửa quốc gia và ASEAN đáp
ứng yêu cầu kết nối, trao đổi thông tin với hải quan các nước trong khu vực và
trên thế giới theo quy định tại các Hiệp định thương mại tự do và các Hiệp định
mà Việt Nam ký kết theo đúng lộ trình, bao gồm: Liên minh kinh tế Á - Âu, Hàn
Quốc, NewZealand,...
Hiện đại hóa máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác
kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; kết nối hệ thống công nghệ thông tin
với việc sử dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại, ứng dụng công nghệ trực
tuyến, giảm thiểu sự can thiệp của công chức trong các khâu kiểm tra, giám sát.
Đầu tư, trang bị cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng việc
triển khai áp dụng quản lý hải quan trên nền tảng ứng dụng công nghệ của Cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đầu tư hiện đại hóa hệ thống trụ sở làm việc
của các đơn vị Hải quan, trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại phục vụ kiểm
tra, giám sát hải quan và các hoạt động liên quan đáp ứng yêu cầu hiện đại với
mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh, mô hình thông quan tập trung.
Hợp tác, hội nhập quốc tế về Hải quan. Nâng
cao hiệu quả tham gia, tăng cường đóng góp trong các cơ chế hợp tác và hội nhập
hải quan tại các khuôn khổ ASEAN, WTO, APEC, ASEM, WCO, GMS... trên cơ sở các
định hướng chung về hợp tác và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Hợp tác giữa cơ quan hải quan với các bên liên quan. Đẩy
mạnh quan hệ hợp tác, phối hợp đi vào chiều sâu giữa cơ quan Hải quan với các
cơ quan Nhà nước, Chính quyền địa phương, các tổ chức, trong thực hiện quản lý
Nhà nước về Hải quan đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Phát triển quan hệ đối tác Hải
quan - Doanh nghiệp. Phát
triển đại lý làm thủ tục hải quan
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.