Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Kết quả thực hiện đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện Bảo Yên
Lượt xem: 29

Triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện Bảo Yên, hằng năm UBND huyện Bảo Yên đã ban hành các văn bản, kế hoạch, chỉ đạo Phòng Tư pháp huyện ban hành 11 văn bản chỉ đạo, kiện toàn thành viên hội đồng, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn thực hiện đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định, các văn bản ban hành đảm bảo kịp thời, đúng tiến độ theo chỉ đạo của Sở Tư pháp.

anh tin bai

Quang cảnh hội nghị tập huấn 

Trong 02 năm thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP trên địa bàn huyện, UBND huyện Bảo Yên đã ban hành Kế hoạch; tổ chức hội nghị tập huấn chuyên sâu về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, lồng ghép truyền thông trong Hội nghị phổ biến pháp luật đợt I năm 2022 cho 633 người là báo cáo viên pháp luật huyện, thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện, cán bộ, công chức các xã, thị trấn; đội ngũ trưởng thôn, bản, Nhân dân trên địa bàn. Thành viên, Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật cấp huyện; Cấp xã có Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp phụ trách công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và các chức  danh: Trưởng Ban chỉ đạo nông thôn mới, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Trưởng công an, Công chức Tư pháp -Hộ tịch, Công chức Văn phòng -Thống kê, Công chức Tài chính - Kế toán, Công chức Văn hóa -xã hội. Ngoài ra, thông qua các cuộc kiểm tra, tập huấn nghiệp vụ cũng đã nâng cao được nhận thức, trách nhiệm về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; truyền thông qua công tác kiểm tra, qua cuộc họp thôn bản, tổ dân phố; loa phát thanh; hội nghị tuyên vận; facebook; zalo.

Thực hiện kế hoạch trọng tâm công tác Tư pháp năm, UBND huyện đã tiến hành kiểm tra việc triển khai thực hiện đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện thông qua việc lồng ghép kiểm tra công tác Tư pháp. Năm 2022 đã tổ chức 01 cuộc kiểm tra đối với các xã: Phúc Khánh, Việt Tiến, Tân Tiến, Phố Ràng. Năm 2023 đã ban hành Quyết định thành lập đoàn kiểm tra và thông báo lịch kiểm tra đối với các xã: Tân Dương, Xuân Hòa, Minh Tân. Ngoài ra, lồng ghép trong kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2023 đối với các xã Vĩnh Yên, Bảo Hà, Điện Quan, Cam Cọn, Kim Sơn, Lương Sơn, Nghĩa Đô. Thông qua các cuộc kiểm tra đã giải đáp các khó khăn vướng mắc; kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền địa phương các giải pháp chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP.

UBND huyện đã ban hành Quyết định kiện toàn Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng. Giao Phòng Tư pháp giúp UBND huyện làm đầu mối theo dõi, tham mưu thực hiện công tác chuẩn tiếp cận pháp luật. Đồng thời kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ chuẩn tiếp cận pháp luật tại cấp xã. Đối với cấp xã UBND các xã, thị trấn phân công Công chức Tư pháp - Hộ tịch làm đầu mối; phân công nhiệm vụ cho từng công chức phụ trách từng tiêu chí, chỉ tiêu chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo đúng theo quy định.

Quá trình triển khai đã có các mô hình, giải pháp, sáng kiến đã được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật nói chung và 39 mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hiệu quả nói riêng tại địa phương. Các mô hình, giải pháp, sáng kiến trong triển khai các tiêu chí tiếp cận pháp luật có mô hình: CLB phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện tuyên truyền nhóm phòng, chống bạo lực gia đình có nhiệm vụ thiết lập đường dây nóng để đảm bảo thông tin liên lạc giữa nạn nhân và các thành viên nhóm phòng, chống bạo lực gia đình khi có vụ việc xảy ra. Ngăn chặn và xử lý kịp thời những vụ việc gây bạo lực gia đình xảy ra ở trong thôn; Tổ liên gia an toàn PCCC  để thực hiện tốt công tác phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ xảy ra cháy nổ, kịp thời xử lý các tình huống cháy nổ, tai nạn sự cố xảy ra trên địa bàn, xây dựng, củng cố nâng cao hiệu quả mô hình để nhân rộng trên địa bàn xã; Mô hình “Thôn bản an toàn về an ninh trật tự;  Khu dân cư liền kề; CLB phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số; Tổ liên gia văn hóa kiểu mẫu.

 Công tác đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật luôn lấy người dân làm trung tâm, được thể hiện rõ trong từng chỉ tiêu, tiêu chí và quy trình đánh giá, công nhận thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá, công nhận thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là công cụ có ý nghĩa quan trọng nhằm đánh giá mức độ hoàn thành trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ được giao, bảo đảm và thực hiện các quyền, lợi ích của con người trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, góp phần xây dựng môi trường pháp lý tiến bộ, lành mạnh tại cơ sở. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, đưa công tác này từng bước đi vào nề nếp, tăng cường sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tham gia của các tổ chức đoàn thể như: Mặt trận tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội nông dân, đoàn thanh niên và các nguồn lực xã hội hóa khác,... Người dân được tiếp cận thông tin dưới các hình thức đa dạng, phong phú và có chọn lọc, phát huy được quyền dân chủ, được tham gia bàn bạc, cho ý kiến những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền thực hiện dân chủ ở cơ sở theo đúng quy định của pháp luật.

Công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa huyện đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo triển khai của UBND tỉnh, Sở Tư pháp, UBND huyện đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tăng cường tổ chức các hoạt động tập huấn, kiểm tra hướng dẫn UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP. Do đó số lượng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 tăng so với năm 2021 (năm 2021: 16/17 xã, thị trấn; năm 2022: 17/17 xã, thị trấn; năm 2023: 17/17 xã, thị trấn). Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật huyện và Phòng Tư pháp - Cơ quan thường trực của Hội đồng đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao trong thực hiện nhiệm vụ đánh giá công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Chất lượng của hồ sơ đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật do các đơn vị cấp xã thực hiện thông qua kết quả thẩm định của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật cấp huyện đã được nâng cao so với các năm trước. Có được kết quả đó là do sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo UBND xã, nhất là người đứng đầu là yếu tố quyết định cho thành công của nhiệm vụ xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nói riêng và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nói chung. Kịp thời phát hiện những bất cập từ quy định của các văn bản để đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bảo đảm thực hiện có hiệu lực, hiệu quả. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; nâng cao tính chủ động của công chức Tư pháp; sự phối hợp của các ngành, cơ quan, đơn vị, công chức chuyên môn xã; phát huy vai trò của Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật trong tư vấn, tham mưu việc đánh giá, công nhận, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Chú trọng gắn kết giữa thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật với xây dựng nông thôn mới và các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Nâng cao năng lực cán bộ, bố trí đúng mức kinh phí cho nhiệm vụ đánh giá, công nhận, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Đổi mới cách thức tập huấn, bồi dưỡng theo hướng tập trung vào kỹ năng xây dựng xã đạt chuẩn tiếpcận pháp luật gắn với giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Lồng ghép, tận dụng nguồn lực của các chương trình, đề án có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Để tiếp tục thực hiện tốt kết quả đã đạt được trong những năm qua, huyện Bảo Yên tiếp tục nâng cao chất lượng, điểm số của các chỉ tiêu, tiêu chí đã đạt được, phấn đấu đạt các tiêu chí tiếp cận pháp luật nâng cao. Lấy người dân làm trung tâm trong việc đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phải bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, công bằng, đúng quy định pháp luật. Việc đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường dân chủ ở cơ sở, vận động nhân dân thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền trong triển khai thực hiện cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tạo sự phối hợp đồng bộ và phân công trách nhiệm cụ thể giữa các công chức chuyên môn được giao nhiệm vụ theo dõi, chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí. Tiếp tục bám sát các văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên có liên quan, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 09/2021/TT-BTP của Bộ Tư pháp. Tăng cường phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm phối hợp của các ban, ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân về xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với nhiệm vụ thực hiện tiêu chí 18.4 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã Nông thôn mới và tiêu chí 16 “Tiếp cận pháp luật” Bộ tiêu chí quốc gia về xã Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025. Tăng cường kiểm tra công tác chuẩn tiếp cận pháp luật lồng ghép trong kiểm tra công tác Tư pháp đối với các xã, thị trấn.

Nguyễn Lê Hằng
Tin khác
1 2 3 4 5  ...