Ngày
27/02/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 26/NQ-CP về chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045. Theo đó tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) đã ban hành Nghị quyết số
19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045 (Nghị quyết số 19-NQ/TW).
Để thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, Chính phủ ban hành Chương trình hành động với các nội
dung chủ yếu có mục đích
- Khẳng định, nhấn mạnh
và bổ sung nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương để tổ chức thực hiện thắng lợi các quan điểm, mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 19-NQ/TW. Điều phối, theo
dõi, giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW giữa Chính phủ,
các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Cụ thể hóa và triển
khai thực hiện quan điểm, chủ trương và giải pháp tại Nghị quyết Đại hội XIII
của Đảng về phát triển “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn
minh”.
- Xây dựng nền nông
nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, năng suất cao, bảo đảm vững chắc
an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, đồng thời chủ động tham gia
đóng góp vào các nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, phù hợp với khả
năng và điều kiện của Việt Nam. Phát triển quy mô sản xuất hàng hóa nông sản
ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, chủ động thích ứng với biến đổi
khí hậu, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước.
- Nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần, trình độ và năng lực làm chủ của người dân, để nông dân và
người dân nông thôn thực sự là trung tâm, chủ thể, động lực, mục tiêu của quá
trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Không ngừng nâng cao vị thế làm chủ
của người dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển của đất nước.
- Phát triển nông thôn
toàn diện với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, môi trường
sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; bảo đảm mọi người dân
được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản và có chất lượng; an ninh chính
trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị
ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.
- Thu hút nguồn lực xã
hội đầu tư vào khu vực nông nghiệp nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và hình
thức tổ chức sản xuất hiệu quả, hợp lý.
Tại Nghị quyết nội dung về hoàn thiện thể chế, chính
sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn yêu cầu:
Rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành bảo
đảm phù hợp với các chủ trương, định hướng, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 19-NQ/TW
và Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn để đề xuất điều chỉnh và tổ
chức triển khai toàn diện, có hiệu quả. Hoàn thiện đồng bộ, toàn diện thể chế
kinh tế thị trường về huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thu
hút, thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
Nghiên cứu những cơ chế, chính sách mới hoặc
sửa đổi, bổ sung những chính sách hiện có để tạo động lực cho phát triển nông
nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các chính sách về đất đai, đầu tư, bảo hiểm, tín
dụng, tổ chức sản xuất, mở rộng thương mại nông
lâm thủy sản.
Nghiên cứu xây dựng các chính sách, giải pháp
nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu
quả; phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành,
nâng cao trách nhiệm người đứng đầu gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả;
giải quyết những vướng mắc trong quy trình quản lý đầu tư, phát huy vai trò của
đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân để tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư
nhân trong và ngoài nước; tập trung vốn vào các lĩnh vực then chốt, các công
trình, dự án trọng điểm, có sức lan tỏa. Tăng cường phân cấp đi đôi với giám
sát, kiểm tra và đổi mới toàn diện thể chế quản lý đầu tư công, thẩm định, đánh
giá và lựa chọn dự án đầu tư công.
Nghiên cứu điều chỉnh cơ chế, chính sách
khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
thực chất, hiệu quả; đặc biệt là phát triển nông nghiệp sạch, xanh, tuần hoàn,
bền vững, nông nghiệp thông minh, góp phần đa dạng hóa sản phẩm và đưa nhanh
sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam tham
gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất kinh doanh nông sản khu vực và
thế giới. Có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư phát triển dịch vụ, công nghiệp
trong lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn.
Xây dựng các chính sách phúc lợi xã hội công
bằng cho người dân nông thôn, bảo đảm nông dân và cư dân nông thôn được tiếp
cận dịch vụ xã hội tương đương với người dân thành thị. Nghiên cứu hoàn thiện
khung pháp luật về an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo
hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân.
Định kỳ tổng kết, đánh giá tình hình triển
khai thực hiện các cơ chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để
nghiên cứu điều chỉnh phù hợp với yêu cầu, thực tiễn.
Trong đó, đối với
nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn,
Chính phủ đã giao các Bộ rà soát, sửa đổi, bổ sung 14 Luật và các nghị định hướng
dẫn liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn để trình Quốc hội, Chính phủ.
Cụ thể là:
Rà soát, điều chỉnh 07 Chiến lược
phát triển ngành, lĩnh vực (Trồng trọt, Chăn nuôi, Lâm nghiệp, Thủy sản, Thủy lợi,
Phòng chống thiên tai) để cụ thể hóa, thống nhất, phù hợp với quan điểm, định
hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại Nghị quyết số 19-NQ/TW
ngày 16 tháng 6 năm 2022;
Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế được giao chủ trì việc rà soát, sửa đổi, bổ
sung 10 Luật bao gồm: Luật Trồng trọt; Luật Chăn nuôi; Luật Lâm nghiệp; Luật Thủy sản; Luật Thú y; Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Luật thủy lợi; Luật Đê điều; Luật Phòng chống thiên tai; Luật An toàn thực phẩm (Thời gian trình: năm 2023 – năm 2026).
Bộ Tài nguyên
và Môi trường được giao chủ trì việc sửa đổi Luật Đất đai và các nghị định hướng dẫn thi hành (Thời gian trình:
năm 2023).
Bộ Kế hoạch và
Đầu tư được giao chủ trì việc sửa đổi Luật Hợp tác xã và các nghị định hướng dẫn thi hành (Thời
gian trình: năm 2023).
Bộ Tài chính được
giao chủ trì việc sửa đổi Luật Ngân sách và các nghị định hướng dẫn thi hành (Thời
gian trình: năm 2024 – năm 2025).
Bộ Xây dựng được
giao chủ trì việc xây dựng Luật Cấp, thoát nước (Thời gian trình: năm 2024 –
năm 2025).
Xem chi tiết tại
Nghị quyết 26/NQ-CP ngày 27/02/2023.