Hội nghị tập huấn giảng viên nguồn về trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Trong 2 ngày
23- 24/6/2022, tại thành phố Lào Cai, Cục Trợ giúp pháp
lý - Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn thử nghiệm cho giảng viên nguồn về trợ giúp
pháp lý trong lĩnh
vực hôn nhân và gia đình.
Tham dự Hội nghị có PGS.TS. Ngô Thị Hường- Trưởng nhóm
nghiên cứu, giảng viên cao cấp, trường Đại học Luật Hà Nội,
bà Vũ Thị Hoàng Hà-
Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp
lý, bà Đỗ Thúy Vân-
cán bộ quản lý Chương
trình phát triển Liên hợp quốc-UNDP tại Việt
Nam, đặc biệt là sự hiện diện
trực tuyến của bà Evalyn G.Ursua- Luật sư Philippines- Chuyên gia quốc tế Chương trình phát triển Liên hợp
quốc- UNDP, cùng với lãnh đạo, trợ giúp viên pháp lý của 9 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Nam Định, Thái Nguyên, Hà
Nội, Hà Giang, Hậu Giang và Tuyên Quang.
Quang cảnh hội nghị
Bà Vũ Thị Hoàng Hà -Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp
pháp lý cùng với bà Đỗ Thúy Vân đại diện cho
Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Viêt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị và giới thiệu chung về nội dung chương
trình, về thực trạng
các vấn đề phát sinh, về những rào cản của người được Trợ giúp pháp lý khi tiếp
cận dịch vụ trợ giúp pháp lý,
những quy định của pháp luật quốc tế
và quốc gia về hôn nhân
và gia đình, về nguyên tắc, hình thức, kỹ năng trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Các
học viên được bố trí, sắp xếp thành 4 nhóm, cùng trao đổi và
thảo luận về các
nội dung có liên quan, đồng thời còn chia sẻ nhiều thông tin từ thực tiễn hoạt
động, đây cũng là nền tảng, là căn cứ để bà Evalyn G.Ursua- Chuyên gia quốc
tế- UNDP đóng góp, bổ sung ý
kiến cho từng trường hợp, giúp cho những người thực
hiện trợ giúp pháp
lý cũng như Hội nghị có thêm kinh nghiệm trong quá trình
giải quyết các vướng mắc có liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại địa phương.
Hội nghị còn đưa ra một số tình huống giả định,
sau đó được khảo sát và lấy ý kiến đánh giá của từng học viên với mỗi nội dung đã thực hiện.
Sang ngày 24/6, Hội nghị sẽ tiếp tục chia sẻ về những quy định của pháp
luật quốc tế và quốc gia về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, các cơ quan có liên
quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình, thấy được sự bình đẳng thực chất hay sự
phân biệt đối xử trực tiếp hoặc gián tiếp giữa nam và nữ ở các quốc gia với
nhau. Cuối cùng là một số hướng dẫn về phương pháp, về kỹ năng cho giảng viên
nguồn khi giảng bài online./.