Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển thị trường lao động, tạo việc làm năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Lượt xem: 158

Triển khai Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 10/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển thị trường lao động, tạo việc làm trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2025. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 15/02/2023 thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 10/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển thị  trường lao động, tạo việc làm năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Theo đó, kế hoạch đã đề ra các mục tiêu cụ thể như: (i) Đào tạo mới, bồi dưỡng cung ứng 11.500 lao động cho thị trường trong và ngoài tỉnh; (ii) Đảm bảo 100% lao động có nhu cầu tìm việc làm đều được tiếp cận thông tin tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, các dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm; (iii) Tập trung giải quyết việc làm cho 13.200 lao động trong đó có khoảng 6.340 lao động nữ, 2.800 lao động được giải quyết việc làm qua hình thức vay vốn, 200 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, phấn đấu “Mỗi hộ gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở khu vực nông thôn có ít nhất một người trong độ tuổi lao động được tạo việc làm hoặc có thu nhập ổn định”; (iv) Đẩy mạnh chuyên dịch cơ cấu lao động việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp còn khoảng 1,2%.

Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu cụ thể trên, 08 nhóm nhiệm vụ và giải pháp được tập trung triển khai như:

(1) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền các cấp. Đưa công tác giáo dục nghề nghiệp, lao động, việc làm là nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên chỉ đạo, giao chỉ tiêu thực hiện cụ thể cho các xã, phường, thị trấn trên địa bàn từ năm 2023 bên cạnh việc tiếp tục quán triệt sâu rộng nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhận lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh cấp tinh trong tình hình mới; Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/01/2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội.

(2) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhằm thay đổi nhận thức, trách nhiệm và hành động của cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan, đoan thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư về học nghề, việc làm hợp pháp có thu nhập ổn định cho người lao động là “chìa khoá” giúp thực hiện thành công công cuộc giảm nghèo bền vững ở các địa phương. Tổ chức trên 40 cuộc tuyên truyền, đối thoại, chính sách giáo dục nghề nghiệp - lao động việc làm, khởi nghiệp cho khoảng 10.000 lượt người là  học sinh, sinh viên tại các trường THCS, THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người lao động; 02 Hội nghị tập huấn phổ  biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; cán bộ các hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh.

(3) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, lao động, việc làm. Thu hút từ 2 -4 cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài tỉnh vào tham gia liên kết đào tạo cung ứng nhân lực cho địa phương; khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đa dạng hoá phương thức tổ chức dạy học, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động. Tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

(4) Xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo, cung ứng lao động đáp ứng yêu cầu sử dụng nhận lực của địa phương và thị trường lao động. Tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm, để thực hiện hiệu quả việc đào tạo, cung ứng nhân lực cho thị trường, hỗ trợ, điều phối và quản lý thị trường lao động trên địa bàn.

(5) Gắn chặt giữa đào tạo nghề với giải quyết việc làm, chú trọng đào tạo đón đầu nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp và thị trường lao động. Định hướng đào tạo người lao động có tay nghề để xuất khẩu lao động trong và ngoài nước.

(6) Tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Đổi mới mô hình tăng trưởng nền kinh tế theo hướng chất lượng, gắn với phát triển bền vững, các mô hình phát triển kinh tế theo hướng ứng dụng công nghệ cao mang lại giá trị kinh tế lớp; đầu tư nguồn lực cho các chương trình, đề án tạo nhiều việc làm bền vững; thu hút các nhà đầu tư lớn sử dụng nhiều lao động địa phương.

(7) Đầu tư phát triển thị trường lao động đảm bảo bền vững. Hoàn thành đưa vào sử dụng Website việc làm tỉnh Lào Cai. Tổ chức 100 phiên giao dịch, thu hút trên 200 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý lao động; tập trung xây dựng hoàn thiện các cơ sở dữ liệu về lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

(8) Nghiên cứu, đề xuất các chính sách khuyến khích các nhóm lao động đặc thù, lao động yếu thế, đặc biệt là lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đi làm việc, trong, ngoài tỉnh và nước ngoài theo hợp đồng gắn với thu nhập ổn định. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về công tác giáo dục nghề nghiệp, lao động, việc làm.

Để kế hoạch được triển khai có hiệu quả, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đôn đốc, theo dõi, đánh giá, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện kế hoạch. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các cơ quan, đơn vị có liên quan; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao tại kế hoạch./.

Trần Lan Hương
Tin khác
1 2 3 4 5  ...