Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Phòng ngừa vi phạm, tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm liên quan đến bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh
Lượt xem: 55

Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai nhận được Văn bản số 235/KN-VKS-P2 ngày 28/8/2023 của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh về kiến nghị phòng ngừa vi phạm, tội phạm xâm hại trẻ em và vi phạm, tội phạm liên quan đến bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Lào Cai; theo đó, thời gian qua trong thời gian qua tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm xâm hại trẻ em, cũng như các vi phạm, tội phạm liên quan đến bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em; tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe xảy ra giữa những người thân trong các gia đình. Theo số liệu thống kê từ 01/12/2023 đến nay Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp của tỉnh đã phê chuẩn khởi tố đối với 13 vụ/13 bị can về các tội liên quan đến xâm hại trẻ em. Trong đó có những vụ việc có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, thể hiện tính man rợ như 02 vụ án giết người xảy tại xã Tà Chải và xã Nậm Mòn huyện Bắc Hà, 01 vụ án xảy ra tại thị trấn Bát Xát, huyện Bát Xát cùng xảy ra trong đầu tháng 8/2024 vừa qua. Tội phạm xảy ra để lại các hậu quả nặng nề lên gia đình và xã hội, tác động rất xấu tới sự phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức của trẻ em, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức lối sống thuần phong mỹ tục, đi ngược lại những giá trị chuẩn mực về đạo đức, văn hoá tốt đẹp của người Việt Nam.

Các vụ việc trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do đặc điểm kinh tế, xã hội của địa phương là vùng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm phần lớn dân số, đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp nên nhiều gia đình cha mẹ bận lo làm ăn kiếm sống ít quan tâm chăm sóc, bảo vệ con cái; các hủ tục, tư tưởng lạc hậu, gia trưởng, việc ứng xử chưa đúng chừng mực, cũng như sự thiếu kiềm chế trong cuộc sống sinh hoạt gia đình hàng ngày cũng là các nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình. Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với hoạt động tội phạm nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh  ban hành văn bản số 5086/UBND-NC ngày 14/9/2024 yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm thực hiện một số nội dung sau đây:

Tiếp tục tăng cường quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Trẻ em; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 "về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em"; Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 13/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ “về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em"; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ “về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em” đảm bảo các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ trẻ em, cũng như về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện hiệu lực, hiệu quả, thống nhất và đi vào thực tiễn.

Tăng cường công tác phối hợp, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em, giáo dục giới tính; pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội trong thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cũng như phòng, chống bạo lực gia đình. Ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ thực hiện chuyển đổi số, tận dụng tối ưu các các tiện ích của mạng xã hội trong tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng được các nhu cầu thực tiễn.

Đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng và nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ giáo dục giới tính, bình đẳng giới; câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình nhất là tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa; chú trọng xây dựng và phát triển các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình như tư vấn giới tính, hôn nhân và gia đình; tư vấn hỗ trợ người bị bạo lực gia đình… Bảo đảm kinh phí, nguồn lực, cơ sở vật chất phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội từng địa phương; chú trọng đẩy mạnh vận động, khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cộng đồng, người dân tham gia công tác phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình; hỗ trợ nguồn lực để vận hành địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, các mô hình, dịch vụ bảo vệ trẻ em bị xâm hại, hỗ trợ người bị bị bạo lực gia đình.

Nguyễn Lê
Tin khác
1 2 3 4 5  ...