Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai nhận
được văn bản số 257/KN-VKS-P2 ngày 31/5/2022 của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh
Lào Cai về kiến nghị một số nội dung liên quan đến phòng ngừa tội phạm xâm hại
trẻ em; theo đó, trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh tình hình tội phạm liên
quan đến xâm hại trẻ em diễn biến đáng báo động, số vụ việc xâm hại xảy ra nhiều
và đang có chiều hướng gia tăng (năm 2021 và 05 tháng đầu năm 2022, Viện Kiểm
sát Nhân dân hai cấp tỉnh đã thụ lý thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với 25 vụ/29 bị can), nhiều vụ việc có tính
chất loạn luân, xảy ra trong thời gian dài…Bị hại chủ yếu là các cháu gái người
dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi. Đây là những vụ việc được cơ
quan chức năng phát hiện, xử lý thông qua tin báo, tố giác về tội phạm của bị hại
hoặc thân nhân của bị hại trình báo, thực tế vẫn còn nhiều vụ việc do ảnh hưởng
của hủ tục hoặc do tâm lý e ngại, mặc cảm sợ bị kỳ thị, điều tiếng của dư luận
xã hội nên nạn nhân và gia đình không dám hoặc không muốn tố giác…, nạn nhân là
các cháu đang tuổi đi học, tâm sinh lý đang phát triển cần có một môi trường an
toàn để được vui chơi, học tập, đồng thời cần có sự quan tâm chăm sóc, giáo dục,
bảo vệ của gia đìnhg, cũng như toàn xã hội.
Để bảo đảm phòng ngừa và giảm thiểu
tội phạm xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản
số 2571/UBND-NC ngày 10/6/2022 của về việc phòng ngừa tội phạm xâm hại trẻ em
trong đó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị
xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ thực hiện các nội dung sau đây:
Tiếp tục quán triệt, tổ chức triển
khai thực hiện có hiệu quả Luật Trẻ em; Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày
19/6/2020 của Quốc hội "về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc
thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em"; Chỉ thị số
18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ “về việc tăng cường giải pháp
phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em"; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020
của Thủ tướng Chính phủ “về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền
trẻ em và bảo vệ trẻ em”, đảm bảo các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước về bảo vệ trẻ em được thực hiện hiệu lực, hiệu quả, thống nhất và
đi vào thực tiễn.
Tăng cường công tác quản lý hộ tịch,
hộ khẩu; quản lý chặt chẽ việc kết hôn, đăng ký kết hôn nhằm kịp thời phát hiện
các trường hợp tảo hôn để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời theo quy định
của pháp luật. Cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng Công an huyện, Công an
cấp xã tiếp tục nâng cao nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị
liên quan đẩy mạnh công tác quản lý nắm tình hình, thực hiện tốt công tác phòng
ngừa, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi liên quan đến tội phạm
xâm hại trẻ em.
Thực hiện tốt công tác phối hợp,
triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em, giáo dục
giới tính; kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em nhằm nâng cao nhận thức
của học sinh và các tầng lớp nhân dân về tội phạm xâm hại trẻ em, ý thức cảnh
giác, phòng tránh hành vi xâm hại trẻ em; nêu cao trách nhiệm của gia đình, nhà
trương trong quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Nâng cao nhận thức, vai trò,
trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội trong
thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp
về phòng ngừa, giảm thiểu bạo lực, xâm hại trẻ em. Đẩy mạnh công tác thanh tra,
kiểm tra liên ngành về phòng, chống xâm hại trẻ em nhằm kịp thời phát hiện, đồng
thời kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời, đúng pháp luật các hành vi xâm hại trẻ
em.
Bảo đảm kinh phí, nguồn lực, cơ sở
vật chất phù hợp cho công tác bảo vệ trẻ em; chú trọng cải thiện môi trường sống,
xây dựng các điểm vui chơi, giải trí dành cho trẻ em phù hợp với điều kiện kinh
tế xã hội của địa phương nhằm đảm bảo cho trẻ em được sống trong môi trường an
toàn, lành mạnh, thân thiện.