Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Một số kết quả nổi bật của công tác phòng, chống mua bán người giai đoạn 2012-2022 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Lượt xem: 167

Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, mở rộng giao lưu, du lịch và hợp tác quốc tế. Đây cũng được coi vừa là địa bàn trực tiếp, vừa là địa bàn trung chuyển của tội phạm mua bán người. Từ năm 2012 đến năm 2022, tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận 843 nạn nhân bị mua bán trở về. Các nạn nhân chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Đa số các nạn nhân khi trở về đều gặp các vấn đề về sang chấn tâm lý và ảnh hưởng sức khoẻ.

Triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị trong thực hiện công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành 03 Nghị quyết, đồng thời ban hành theo thẩm quyền: 02 quyết định và 26 văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống mua bán người nhằm hỗ trợ, bảo đảm và tạo điều kiện tốt nhất giúp các nạn nhân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước, góp phần ổn định tâm lý, ổn định cuộc sống, yên tâm tái hoà nhập cộng đồng. Qua triển khai đã đạt một số kết quả nổi bật cụ thể như sau:

Công tác tuyên truyền, phổ biến, chính sách pháp luật về phòng, chống mua bán người đã được các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã thực hiện có hiệu quả, điển hình như: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức trên 200 buổi truyền thống tại các phiên chợ vùng cao về các nguy cơ, hậu quả của tệ nạn mua bán người và cách phòng, tránh để không trở thành nạn nhân của loại tội phạm này; 40 lớp tập huấn cho 800 cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội cấp huyện và cấp xã; 06 lớp tập huấn kỹ năng sống cho 240 lượt nạn nhân bị mua bán trở về giúp các nạn nhân tự tin hơn vào bản thân khi hoà nhập cộng đồng. cấp phát 74.000 tài liệu (gồm tờ rơi, Sổ tay) có nội dung tuyên truyền về nạn mua bán người cho chính quyền, đoàn thể các xã, phường, thị trấn, trưởng thôn, người có nguy cơ cao; đẩy mạnh việc tuyên truyền quảng bá số điện thoại đường dây nóng 18001567 của JiCa thông qua Bản tin phòng, chống tệ nạn xã hội, phát 5.000 bút bi truyền thông đường dây nóng phòng, chống mua bán người quốc gia 111; lồng ghép tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống mua bán người thông qua  các hoạt động: giới thiệu việc làm, đào tạo với việc tổ chức từ 10 đến 15 Hội nghị tuyên truyền về công tác giáo dục nghề nghiệp, lao động việc làm trung bình mỗi năm; xoá đói giảm nghèo với việc tổ chức 30 lớp tập huấn cho trên 2.000 lượt cán bộ giảm nghèo là trưởng thôn, bản. Tổ chức đối thoại chính sách giảm nghèo cho trên 3.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, đặc biệt trong công tác bảo vệ trẻ em và bình đẳng giới đã thành lập Mô hình “Địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh cộng đồng” tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh, xây dựng 01 mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” đảm bảo tiếng nói và vai trò của trẻ em gái trong phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng, tổ chức: 150 buổi truyền thống chuyên đề về bình đăng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới trực tiếp tại cộng đồng thu hút gần 22.000 lượt người dân tham gia 10 Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh và 350 Diễn đàn trẻ em cấp huyện, xã và trong trường học cho 35.820 lượt trẻ em. Sở Tư pháp đã triển khai tuyên truyền phổ biến Luật Phòng, chống mua bán người tại Hội nghị phổ biến pháp luật đợt I/2019; biên soạn và cấp phát 3.560 tài liệu tìm hiểu pháp luật về phòng, chống mua bán người; lồng ghép phổ biến các thủ đoạn tinh vi của tội phạm mua bán người tại 24 đơt trợ giúp pháp lý lưu động và 32 đợt truyền thông về địa bàn các thôn, bản đặc biệt khó khăn, các xã nghèo.

Công tác quản lý an ninh, trật tự, phòng ngừa xã hội để phòng, chống mua bán người; giải cứu, tiếp nhận và thực hiện hỗ trợ nạn nhân; tái hoà nhập cộng đồng đối với nạn nhân bị mua bán đã được các ngành chức năng quan tâm chỉ đạo và thực hiện sát sao: Lực lượng Công an và Bộ đội biên phòng chủ động phối hợp chặt chẽ triển khai các biện pháp quản lý, bắm bắt tình hình, trên địa bàn, đặc biệt là địa bàn biên giới, vùng dân tộc ít người. Hằng năm Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và giao chỉ tiêu giải quyết việc làm cho các địa phương. Giai đoạn 2012-2022: Đã có 745 lao động của tỉnh Lào Cai đi làm việc ở nước ngoài và 2.206 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động làm việc tại tỉnh Lào Cai. Tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận 843 nạn nhân bị mua bán trở về, trong đó có 327 nạn nhân bị mua bán là người trong tỉnh, 516 nạn nhân bị mua bán là người ngoài tỉnh. 100% nạn nhân bị mua bán trở về được sắp xếp chỗ ăn, ở an toàn, được tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục kỹ năng sống, trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu, được chuyển tuyến về gia đình hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân an toàn (Trung tâm Công tác xã hội tỉnh và Nhà Nhân ái). Các nạn nhân khi trở về gia đình được hỗ trợ chi phí đi lại; các nạn nhân thuộc hộ nghèo được trợ cấp khó khăn ban đầu.

Công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người được các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc, kịp thời và thường xuyên: Hằng năm, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đều tổ chức kiểm tra việc chấp hành chính sách hỗ trợ đối với nạn nhân bị mua bán trở về tại các địa phương, các cơ sở tiếp nhận nạn nhân. Sở Tư pháp đã thực hiện tốt công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động kết hôn, cho, nhân cọn nuôi có yếu tố nước ngoài. Tổng số vụ việc vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người tại địa phương: 222 vụ/402 bị can, trong đó khởi tớ mới 213 vụ/389 bị can; phục hồi giải quyết 08 vụ/13 bị can; 100% các vụ việc xử lý bằng biện pháp hình sự, không có vụ việc xử lý bằng biện pháp hành chính, sau đó bị huỷ chuyển sang xử lý hình sự. Tổng số tin báo, tố giác về tội phạm mua bán người: 215 tin báo, trong đó khởi tố 213 tin báo, tạm đình chỉ 02 tin bái. Tổng số nạn nhân bị mua bán: 456 nạn nhân (trong đó có 454 nạn nhân nữ; 02 nạn nhân nam).

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống mua bán người trong thời gian tới tỉnh Lào Cai cần tập trung triển khai có hiệu quả một số giải pháp cụ thể như: (i) Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống mua bán người; (ii) Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin đa chiều cho người dân về phòng, chống mua bán người; (iii) Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát biên giới để kịp thời phát hện và ngăn chặn có hiệu quả việc người dân bị lừa bán ra nước ngoài nhất là phụ nữ và trẻ em gái. Tổ chức tốt việc xác minh, xác định, bảo vệ, tiếp nhận hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về một cách an toàn; (iv) Đầu tư nguồn lực về con người và kinh phí cho công tác phòng, chống mua bán người từng bước xã hội hoá công tác này, khuyến khích sự đóng góp nguồn lực của các tổ chức, doanh nghiệp cho hoạt động phòng, chống mua bán người, đặc biệt là công tác dạy nghề, tạo việc làm và hỗ trợ tài hoà nhập cộng đồng cho người bị mua bán; (v)Tăng cường hợp tác quốc tế và huy động các nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế cho công tác phòng, chống mua bán người./.

Trần Lan Hương
Tin khác
1 2 3 4 5  ...