Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Lượt xem: 226

Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2022 được hiệu quả, thiết thực; đồng thời huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân tham gia thực hiện, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, cụ thể như sau:

Xây dựng nông nghiệp nông thôn ở vùng cao gắn với chương trình nông thôn mới

Năm 2021 là năm đầu tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2025. Năm tổ chức bầu cử đại biểu quốc hội khoá XV, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026. Tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Lào Cai (01/10/1991- 01/10/2021). Cùng với đó là diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19 làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhận diện rõ những khó khăn, thách thức và xác định hoàn thành các mục tiêu năm 2021, ngay từ đầu năm cấp ủy, chính quyền các cấp đã bám sát tiến độ triển khai của Trung ương để chỉ đạo triển khai Chương trình được kịp thời, tập trung vào việc kiện toàn bộ máy tổ chức, chỉ đạo chương trình ở cấp tỉnh; rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020, đánh giá hiện trạng, đề xuất nhu cầu đầu tư; xây dựng các chương trình kế hoạch và tham mưu ban hành một số cơ chế, chính sách để hỗ trợ đầu tư, phát triển kinh tế xã hội, quản lý thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

Năm 2021, tỉnh Lào Cai có 09 đơn vị hành chính, trong đó có 07 huyện, một thị xã và một thành phố, có 4 huyện nghèo; gồm 152 xã, phường, thị trấn; có 138 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (có 66 xã khu vực III, 04 xã khu vực II, 68 xã khu vực I, 605 thôn đặc biệt khó khăn), dân số 801.345 người, gồm nhiều dân tộc cùng chung sống (trong đó các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 66,2% tổng dân số; Thu nhập bình quân vùng DTTS năm 2020 khoảng 27,97 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2021 chiếm 31,3%, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 88,6% tổng số hộ nghèo của tỉnh).

Mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo chuẩn nghèo đa chiều đạt 6%. Phấn đấu 100% đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; Trên 76% số trường, lớp học được xây dựng kiên cố; 100% trạm y tế được xây dựng kiên cố; trên 96% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 96% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.

Tỷ lệ học sinh mẫu giáo 4 tuổi và 5 tuổi đến trường đạt 99%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học đến trường đạt 99%, học sinh trong độ tuổi học trung học cơ sở đến trường đạt 99%, học sinh trong độ tuổi học trung học phổ thông đạt 63%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phô thông đạt 94%.

Tỷ lệ đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế đạt 88%. Trên 75% phụ nữ được khám thai định kỳ; 87% phụ nữ sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự giúp đỡ của cán bộ y tế. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) còn 15,1%, suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi) còn 27%.

Trên 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu.

100% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng; 68% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (hoặc câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.

Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS, nhất là các DTTS tại chỗ, từng bước tiến tới bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS phù hợp với tỷ lệ dân số là người DTTS ở từng địa phương.

Giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình

Về quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình: Tăng cường vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia và của các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì tham mưu tổng hợp các nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần, các lĩnh vực thuộc chương trình ở các cấp địa phương.

Về giải pháp huy động vốn thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn để thực hiện Chương trình, trong đó ngân sách nhà nước (NSTW, NS tỉnh, NS huyện) đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định; có giải pháp huy động hợp lý các nguồn vốn ODA; vốn vay tín dụng, tăng cường huy động các nguồn đóng góp hợp pháp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài. Bảo đảm cân đối, bố trí, huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu nguồn vốn đã được quyết định; bảo đảm tỷ lệ vốn đối ứng của tỉnh và trách nhiệm tham gia thực hiện Chương trình của người dân, đối tượng thụ hưởng.

Về cơ chế, chính sách hỗ trợ bám sát các quy định của Trung ương, hoàn thiện hệ thống văn bản quy định hướng dẫn của địa phương đế thực hiện chương trình đảm bảo hiệu quả.

Vcông tác tuyên truyền đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng mục tiêu của Chương trình đến mọi cấp, mọi ngành, các tầng lớp dân cư và người dân tộc thiểu số nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong công tác dân tộc, chính sách dân tộc, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người dân tộc thiểu số, nhất là người dân tộc thiểu số nghèo.

Về khoa học, kỹ thuật và công nghệ tăng cường nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để phục vụ công tác dự tính, dự báo, hoạch định, quản lý thực hiện chính sách dân tộc.

Công tác giám sát đánh giá thực hiện Chương trình các cấp, các ngành ở tỉnh, theo chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá thực hiện chương trình theo Chương VII, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ và các quy định hiện hành về kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư; Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của ủy ban Dân tộc, gửi Ban Dân tộc tỉnh và các quy định hiện hành về kiểm ưa, giám sát, đánh giá dầu tư. 

Quỳnh Anh
Tin khác
1 2 3 4 5  ...