Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày
07 tháng 7 năm 2022 của chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị
định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử
phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm
quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Vi
phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý các chất ô nhiễm khó phân
hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa
chất ô nhiễm khó phân hủy (Điều 28 nghị định) xử lý vi phạm hành chính như sau:
1. Hành
vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó
phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có
chứa chất ô nhiễm khó phân hủy bị xử phạt như sau:
Phạt
tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không gửi văn bản
thông báo tới Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm theo kết quả đánh giá sự phù hợp
đối với nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa
chất ô nhiễm khó phân hủy sau khi được thông quan và trước khi đưa ra lưu thông
trên thị trường; không gửi văn bản thông báo tới Bộ Tài nguyên và Môi trường về
khối lượng và tên chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) trước khi thực
hiện hoạt động nhập khẩu đối với từng lô hàng theo quy định;
Phạt
tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không dán nhãn và
công bố thông tin hoặc dán nhãn và công bố thông tin không đúng về nguyên liệu,
nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó
phân hủy theo quy định;
Phạt
tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện
các biện pháp thu gom, lưu giữ và quản lý an toàn chất ô nhiễm khó phân hủy và
nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô
nhiễm khó phân hủy theo quy định;
Phạt
tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện
các biện pháp tiêu hủy, xử lý an toàn chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu,
nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó
phân hủy vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo quy định;
Phạt
tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu, sản
xuất, kinh doanh và sử dụng chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên
liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp
quy định tại điểm e Điều này và khoản 4 Điều 35 Nghị định này;
Phạt
tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu, sản
xuất và sử dụng chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
thuộc Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy có hàm lượng
vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo quy định của pháp luật; nhập khẩu, sản
xuất và sử dụng các chất POP mà không thực hiện thủ tục đăng ký miễn trừ theo
quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định này.
2. Phạt
tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường hoặc đốt chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
trái quy định của pháp luật.
3. Hình
thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối
với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ, e khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Biện
pháp khắc phục hậu quả:
Buộc
khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm quy định tại
khoản 2 Điều này gây ra;
Buộc
tái xuất hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất và báo cáo kết quả
đã khắc phục xong hậu quả vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm
đ, e khoản 1 Điều này;
Buộc
phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy
định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do
người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính
đối với các vi phạm quy định tại điểm đ, e khoản 1, khoản 2 Điều này;
Buộc
phải thực hiện biện pháp thu gom, lưu giữ và quản lý an toàn chất ô nhiễm khó
phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị đã
nhập khẩu, sản xuất và sử dụng có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo đúng quy
định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm đối với các vi phạm
quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều này.