Trong những năm qua, người khuyết tật luôn
được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng nhiều chính sách, trong đó trợ giúp
pháp lý là một trong những chính sách nổi bật; góp phần phổ biến giáo dục pháp
luật, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật được tiếp cận và cung cấp
dịch vụ pháp lý miễn phí.
Theo Sở Lao động – Thương binh xã hội tỉnh,
trên địa bàn tỉnh hiện có trên 7,9 nghìn người khuyết tật, trong đó hơn 4,8
nghìn người khuyết tật nặng và 1,5 nghìn người khuyết tật đặc biệt nặng đang
được hưởng trợ cấp thường xuyên với tổng số tiền trợ cấp hàng tỷ đồng mỗi
tháng. Không chỉ chăm lo về vật chất, chính quyền và ngành chức năng của tỉnh
còn đặc biệt quan tâm đến đời sống văn hóa, tinh thần của người khuyết tật
thông qua việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật; tạo điều kiện cho người
khuyết tật, nhất là trẻ em khuyết tật được đến trường, học nghề và tạo việc
làm, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục hòa nhập (hằng năm, trên địa bàn tỉnh
có hàng trăm trẻ em, học sinh khuyết tật đi học hòa nhập tại các trường mầm non
và phổ thông).
Theo
Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Lào Cai, công tác trợ giúp pháp lý đối
với người khuyết tật được tỉnh Lào Cai quan tâm với nhiều chủ trương, chính
sách được ban hành. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được thực hiện
thường xuyên để người khuyết tật hiểu đúng về quyền lợi của mình khi có sự việc
liên quan pháp luật mà tự thân họ không giải quyết được. Hàng năm, Trung tâm
tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý
cho người khuyết tật với nhiều hoạt động thiết thực, phù hợp với điều kiện thực
tiễn ở địa phương.
Để thực hiện hiệu quả kế hoạch
đã ban hành, Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh đã chủ động kết hợp với Phòng Tư
pháp, Phòng Dân tộc, Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện và đội ngũ cộng tác viên
trên địa bàn toàn tỉnh tổ chức đẩy mạnh công tác truyền thông với nhiều hình
thức phong phú lồng ghép các đợt trợ giúp pháp lý về địa bàn các thôn, bản khó
khăn, các xã nghèo, huyện nghèo nơi có người khuyết tật sinh sống.
Hướng dẫn tập phục hồi chức năng cho người
khuyết tật tại Trung tâm TCXH tỉnh Lào Cai
Trong giai đoạn 2016 -2021, toàn
tỉnh đã tổ chức 78 đợt tuyên truyền lưu động và tập huấn bồi dưỡng kiến thức về
trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật tại các địa bàn thôn bản khó khăn, xã
nghèo, huyện nghèo với tổng số trên 4.000 người khuyết tật tham dự. Qua công
tác trợ giúp pháp lý lưu động và truyền thông đã tuyên truyền và phổ biến chính
sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, quyền được trợ giúp pháp lý dành
cho người khuyết tật, cung cấp các thông tin thuộc các lĩnh vực pháp luật khác
nhau như: đất đai, chế độ chính sách, hôn nhân và gia đình, các ưu đãi của Nhà
nước cho người khuyết tật… cấp phát hàng nghìn tờ gấp pháp luật tới đông đảo
người khuyết tật và những người thân của họ, hướng dẫn và giải thích những
vướng mắc, tranh chấp về pháp luật xảy ra trong cuộc sống thường ngày cho người
khuyết tật có yêu cầu, giúp họ nâng cao nhận thức pháp luật và tự bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của của mình, hơn nữa đề cao trách nhiệm của cộng đồng
trong việc quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật, xóa bỏ mọi rào cản, tạo
cơ hội để người khuyết tật hòa nhập chung vào cuộc sống cộng đồng.
Cũng theo
Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh, đa phần người khuyết
tật đi lại khó khăn nên đội ngũ trợ giúp viên pháp lý, luật sư ký hợp đồng trợ
giúp pháp lý phải có sự tận tâm, chịu khó xuống địa bàn cơ sở để tiếp cận, tư
vấn và thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan mà người khuyết tật vướng mắc để
tham gia tố tụng và bảo vệ quyền lợi cho họ. Bên cạnh đó, có nhiều người khuyết
tật, đặc biệt là người khuyết tật dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn luôn
là những đối tượng yếu thế trong xã hội; bởi vậy, việc trợ giúp pháp lý mỗi khi
họ vướng mắc về pháp luật, khó khăn về tài chính là rất cần thiết. Mặc dù số
lượng vụ, việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật còn ít (trung bình 10
vụ/năm) nhưng khi tiếp nhận, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Lào Cai
và chi nhánh ở các huyện, thị xã, thành phố đều thực hiện kịp thời các yêu cầu
trợ giúp pháp lý, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người khuyết tật.
Thực tế cho thấy, thông qua trợ
giúp pháp lý cho người khuyết tật đã tác động mạnh mẽ đến đời sống pháp luật và
ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, góp phần đảm bảo công lý, công bằng xã
hội, phòng ngừa và hạn chế tranh chấp, vi phạm pháp luật, đồng thời tham gia
phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nâng cao nhận thức của các cấp chính
quyền, cán bộ, nhân dân và toàn xã hội về vai trò, vị trí và ý nghĩa của chính
sách trợ giúp pháp lý nói chung và trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật nói
riêng. Nhờ tuyên truyền tích cực về công tác trợ giúp pháp lý và hoạt động trợ
giúp pháp lý đã tạo chuyển biến trong công tác chỉ đạo của các cấp ủy chính
quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền về hoạt động trợ giúp pháp lý qua
đó hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản
thân; tạo điều kiện để người khuyết tật vươn lên tham gia bình đẳng vào các
hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội.
Chị Trần Thị Hương Giang, Phó giám
đốc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh cho biết: "Nhận thức của toàn xã hội và của người khuyết tật về vấn đề hoà nhập
khuyết tật đã thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn trong nhiều năm qua. Thông qua
công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người khuyết tật, dựa
trên quyền của Người khuyết tật, đến nay toàn xã hội đã tích cực chung tay dỡ
bỏ rào cản đối với người khuyết tật và bản thân người khuyết tật đã chủ động
xoá bỏ mặc cảm, tự ti, vượt qua định kiến để khắc phục khó khăn vươn lên trong
cuộc sống”.
Năm 2022, trong bối cảnh dịch bệnh
Covid-19 vẫn đang là mối lo ngại ở khắp mọi nơi, người khuyết tật có nguy cơ
trở thành những đối tượng của tổn thương kép. Do đó, với mục tiêu nâng cao năng lực thực hiện trợ
giúp pháp lý và chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, vừa qua UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp
pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm
2022.
Theo
đó, các hoạt động thực
hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính
bao gồm: Thực hiện trợ giúp pháp lý, trong đó chú trọng tư vấn chính
sách đặc thù dành cho người khuyết tật và thực hiện vụ việc tham gia tố tụng,
đảm bảo 100% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu.
UBND
tỉnh giao Sở Tư pháp chủ trì hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài
chính trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho
đội ngũ thực hiệntrợ giúp pháp lý về
kiến thức và kỹ năng nghiệp vụtrợ giúp pháp lý
cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính. Đồng thời, theo dõi, hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý
cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính./.